Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Vương quốc Anh trở thành nhà tài trợ lớn nhất của WHO

Trần Minh Tuấn (Theo The Guardian)

Thứ hai, 28/09/2020 - 12:54

(Thanh tra) - Ông Boris Johnson kêu gọi các quốc gia tăng cường sự giúp đỡ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong cuộc chiến chống COVID-19 sau khi ông Trump rút Hoa Kỳ khỏi tổ chức này.

Kỹ thuật viên lấp đầy một đĩa chứa kháng thể. Ông Boris Johnson cũng công bố đầu tư vào COVAX, dự án vắc-xin COVID-19 toàn cầu. Ảnh: Hagen Hopkins/Getty

Thủ tướng Boris Johnson công bố việc Vương quốc Anh sẽ tăng 30% số tiền tài trợ cho WHO, đưa Vương quốc Anh trở thành nhà tài trợ lớn nhất sau khi Hoa Kỳ rời đi.

Trong một thông báo tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông thúc giục WHO sửa chữa "những rạn nứt xấu xí" đang gây tổn hại cho cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch COVID-19.

Trong khi ông Trump tố cáo WHO “mục nát” và chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, ông Johnson công bố khoản tài trợ 340 triệu bảng Anh trong 4 năm tới của Vương Quốc Anh, tăng 30%. Ông cũng đề nghị WHO được trao quyền hạn lớn hơn để yêu cầu báo cáo về cách các quốc gia đang xử lý đại dịch.

Các đề xuất này sẽ trở thành một phần trong tầm nhìn của Anh, được đưa ra cùng với Quỹ Gates, về cách để kiểm soát tốt hơn các đại dịch trong tương lai, bao gồm các phòng thí nghiệm có khả năng xác định các mầm bệnh nguy hiểm tiềm ẩn ở động vật trước khi chúng truyền sang người.

Đoạn video quay trước của ông Johnson, vào ngày cuối cùng của cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và 4 ngày sau khi hầu hết các nhà lãnh đạo thế giới phát biểu, xuất hiện sau khi Trung Quốc và Mỹ tranh cãi về trách nhiệm đối với đại dịch COVID-19. Cả hai đều từ chối nỗ lực cùng với WHO tìm kiếm vắc-xin cho dịch COVID-19, mà tập trung vào các giải pháp mang tầm quốc gia.

Ông Johnson nói: Sau chín tháng chiến đấu với COVID-19, thế giới đã dần kiệt sức. Chúng ta biết rằng chúng ta không thể tiếp tục theo cách này được nữa. Trừ khi chúng ta đoàn kết và chống lại kẻ thù chung của mình, chúng ta chắc chắn nắm lấy phần thất bại.

“Bây giờ là lúc để nhân loại có thể vượt qua những giới hạn của biên giới và xóa bỏ những rạn nứt trong nỗ lực cùng nhau chống đại dịch của chúng ta. Tại Vương quốc Anh, quê hương của Edward Jenner, người đi tiên phong trong viêc phát triển loại vắc-xin đầu tiên trên thế giới, chúng tôi quyết tâm làm mọi thứ trong khả năng của mình để hợp tác với bạn bè của chúng tôi trên khắp Liên Hợp Quốc để hàn gắn những chia rẽ đó và hàn gắn thế giới."

Trước đó tại Liên Hiệp Quốc, ông  Boris Johnson nói rằng SARS-CoV-2  “xuất hiện quá đột ngột, khi nhân loại còn đang “ngủ say”, hãy đối mặt với sự thực rằng chúng ta đã thiếu đi sự chuẩn bị một cách tồi tệ”.

Khoản tiền bổ sung của Vương quốc Anh được đưa ra trước cuộc họp hội đồng của WHO, trong đó một bài nghiên cứu chung Pháp - Đức sẽ được thảo luận nhằm kêu gọi tìm kiếm những nguồn tài trợ đáng tin cậy hơn, lớn hơn và chịu ít ràng buộc hơn cho WHO.

Khoản đóng góp của Vương quốc Anh sẽ được đặt ở mức 340 triệu bảng trong 4 năm tới, khiến nước này trở thành quốc gia đóng góp hào phóng nhất, Downing Street cho biết. Trong khi Hoa Kỳ hiện là nhà tài trợ lớn nhất cho WHO, nếu ông Trump tái đắc cử Tổng thống, quốc gia này sẽ rút ra khỏi WHO vào mùa hè năm sau, mang theo 900 triệu đô la đóng góp tự nguyện và bắt buộc trong vòng hai năm.

Ngoài việc tăng tài trợ để giúp các tổ chức đa phương và đảm bảo phân phối công bằng vắc-xin COVID-19, ông Johnson cũng sẽ kêu gọi xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm đại dịch mới, các biện pháp mang tính toàn cầu mới cho các cuộc khủng hoảng y tế và dỡ bỏ các rào cản thương mại.

WHO đã thiết lập một cuộc điều tra nội bộ về việc xử lý đại dịch của họ, bao gồm cả vai trò của Trung Quốc trong việc thông báo cho WHO rằng virus SARS-CoV-2 đang vượt ngoài tầm kiểm soát trong nước.

Ông Johnson cũng thông báo khoản đầu tư mới đáng kể vào COVAX, dự án vắc-xin COVID-19 toàn cầu được công bố vào tháng 4. Vương quốc Anh sẽ đóng góp 71 triệu bảng Anh ban đầu để đảm bảo quyền mua lên tới 27 triệu liều vắc-xin cho Vương quốc Anh.

Ông cũng sẽ công bố 500 triệu bảng tài trợ cho một cơ chế bổ sung gọi là COVAX AMC, một cam kết giúp 92 quốc gia nghèo nhất trên thế giới tiếp cận với bất kỳ loại vắc-xin COVID-19 nào trong thời gian sớm nhất. Cam kết cũng được xây dựng để đảm bảo với các nhà sản xuất tư nhân rằng họ sẽ có thị trường cho vắc-xin của mình, đảm bảo việc nghiên cứu và phát triển cần thiết được diễn ra. Cả Trung Quốc và Mỹ đều không đồng ý tham gia COVAX, họ muốn giữ nghiên cứu vắc xin của họ dưới sự kiểm soát của họ.

Ông Johnson sẽ sử dụng bài phát biểu của mình tại Liên Hợp Quốc để kêu gọi “mở rộng khả năng thu thập, phân tích mẫu và phân phối kết quả của chúng ta, sử dụng các thỏa thuận chia sẻ dữ liệu y tế ở mọi quốc gia”.

Bài phát biểu của ông không có sự chỉ trích trực tiếp về vấn đề Trung Quốc chia sẻ dữ liệu chậm trễ vào đầu cuộc khủng hoảng, Downing Street cho biết.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm