Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh niên và phụ nữ chịu ảnh hưởng việc làm nặng nề nhất từ đại dịch COVID-19 ​

Nguyễn Điểm

Thứ năm, 16/12/2021 - 15:01

(Thanh tra) - Thanh niên và phụ nữ ở Đông Nam Á phải chịu gánh nặng từ tình trạng mất việc làm trong thời kỳ đại dịch do COVID-19, theo nhận định được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố ngày 16/12.

Thanh niên và phụ nữ chịu ảnh hưởng việc làm nặng nề nhất từ đại dịch COVID-19. Ảnh: Nguyễn Điểm

Báo cáo với nhan đề "Một cuộc khủng hoảng hoàn toàn khác COVID-19 và các thị trường lao động ở Đông Nam Á" nhận thấy rằng, nhóm người trẻ (15-24 tuổi), vốn chiếm chưa đầy 15% lực lượng lao động ở In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin, Thái Lan và Việt Nam, đã chiếm tới 45% số việc làm bị mất tại giai đoạn cao điểm của dịch bệnh vào năm 2020. Ở Thái Lan, phụ nữ chiếm tới 60% tổng số việc làm bị mất, bao gồm 90% trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, trong quý 2 năm 2020.

Đại dịch cũng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng giữa lao động có tay nghề và lao động phổ thông, gây tổn hại tới lao động kỹ năng thấp cũng như lao động có trình độ trung bình, những người mà công việc của họ đang đối mặt với khả năng tự động hóa hoặc bị chuyển đi nơi khác. Lao động phi chính thức, lao động tự do, lao động tạm thời và lao động nhập cư là những nhóm dễ bị tổn thương nhất.

Tổng Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB, ông Ramesh Subramaniam, nhận định: “Bất chấp những nỗ lực ứng phó chưa từng có của Chính phủ, COVID-19 đã làm lộ ra những lỗ hổng đáng kể về bảo trợ xã hội liên quan đến tình trạng lao động phi chính thức cao và dai dẳng trong toàn khu vực. Nó cũng tạo cơ hội cho các quốc gia khắc phục những lỗ hổng này và mở rộng phạm vi bảo hiểm cho những người hưởng lợi mới và các nhóm bị loại trừ. Khi quá trình phục hồi diễn ra, trọng tâm của chính sách tài khóa có thể chuyển mạnh hơn từ cứu trợ sang kích thích, và từ kích thích sang đầu tư cơ cấu để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm”.

Dịch COVID-19 tác động đến thị trường lao động ở In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Phi-líp-pin, Thái Lan và Việt Nam kể từ đầu đại dịch. Việc này nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách xác định những ưu tiên, hạn chế và cơ hội để xây dựng và triển khai các chiến lược thị trường lao động hiệu quả trong quá trình phục hồi kinh tế và sau này.

Khu vực này đã bị ảnh hưởng nặng nề trong quý 2 năm 2020, khi các biện pháp ngăn chặn của Chính phủ ở mức nghiêm ngặt nhất. Trong thời gian đó, cứ năm công nhân ở Phi-líp-pin thì có một người bị mất việc làm hoặc rời bỏ lực lượng lao động. Khoảng 90% số lao động Việt Nam bị mất việc làm đã ngừng tìm việc làm mới, con số này ở In-đô-nê-xia là 60% và Ma-lai-xia là 40%.

Trưởng Ban Phát triển con người và xã hội khu vực Đông Nam Á của ADB, bà Ayako Inagaki, chia sẻ: “Đại dịch cùng nguy cơ tăng trưởng kinh tế trì trệ và bất bình đẳng gia tăng đã nhấn mạnh sự cần thiết của chính sách tài khóa vượt ra ngoài vai trò phản chu kỳ của nó thông qua tăng cường đầu tư cho bảo trợ xã hội và cơ sở hạ tầng cho hoạt động này. Các quốc gia cần đẩy mạnh đầu tư cho vốn con người và huy động các nguồn lực trong nước để xây dựng những chương trình bảo trợ xã hội bền vững, bao trùm và tăng cường đóng góp cho bảo hiểm xã hội.

Lao động trẻ  bị mất việc nhiều hơn, chủ yếu bởi vì họ chiếm ưu thế trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề như khách sạn và nhà hàng, cũng như thương mại bán buôn và bán lẻ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.

Ngọc Anh

12:40 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm