Theo dõi Báo Thanh tra trên
Theo Bích Liên/TTXVN
Thứ tư, 02/09/2020 - 21:04
Trong vòng hai tháng rưỡi tới, khoảng 150 chuyên gia và nhân chứng sẽ ra làm chứng tại tòa, qua đó mở lại một trong những chương đau buồn nhất trong lịch sử hiện đại của Pháp.
Tranh tưởng niệm những người thiệt mạng trong vụ tấn công tại tòa soạn cũ của Charlie Hebdo. (Nguồn: AFP)
Ngày 2/9, Pháp đã đưa ra tòa xét xử 14 đối tượng bị cáo buộc hỗ trợ các tay súng thánh chiến tấn công tòa soạn báo châm biếm Charlie Hebdo hơn năm năm trước đây.
Phiên xử diễn ra tại một tòa án đặc biệt ở thủ đô Paris, theo đó trong vòng hai tháng rưỡi tới, khoảng 150 chuyên gia và nhân chứng sẽ ra làm chứng tại tòa, qua đó mở lại một trong những chương đau buồn nhất trong lịch sử hiện đại của Pháp.
Vụ tấn công xảy ra ngày 7/1/2015, khi hai anh em tay súng Hồi giáo cực đoan Said và Cherif Kouachi xả súng vào các phòng làm việc của tòa soạn báo ở thủ đô Paris làm 12 người thiệt mạng, trong đó có một số họa sỹ vẽ tranh biếm họa nổi tiếng của Pháp.
Vụ việc đã kéo theo một loạt vụ tấn công thánh chiến trên lãnh thổ Pháp làm hơn 250 người thiệt mạng, trong đó có những vụ do các phần tử "sói đơn độc" tiến hành - những đối tượng được cho là chịu ảnh hưởng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Ngay trước phiên xét xử, trong số báo ra ngày 1/9, tuần báo Charlie Hebdo đã đăng lại những tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed từng gây phản ứng dữ dội trong cộng đồng người Hồi giáo trên khắp thế giới.
Mặc dù các thủ phạm vụ tấn công trên đã bị cảnh sát tiêu diệt tại chỗ, nhưng các công tố viên đã bác bỏ những ý kiến cho rằng phiên tòa sẽ chỉ tập trung vào "những người trợ giúp không đáng kể" bị tình nghi cung cấp vũ khí hoặc hỗ trợ tổ chức vụ tấn công.
Phát biểu trên Đài phát thanh France Info, công tố viên chống khủng bố Jean-Francois Ricard nhấn mạnh: "Đây là vấn đề các cá nhân dính líu đến các công việc chuẩn bị cho vụ tấn công, những đối tượng đã cung cấp các phương tiện tài chính, vật liệu hành động, vũ khí, một chỗ ẩn náu. Tất cả những điều này đóng vai trò cốt yếu đối với một hoạt động khủng bố."
Ông Ricard cho biết thêm người thân của 17 nạn nhân và nhiều người khác sẽ ra làm chứng trước tòa.
Phiên tòa trên dự định diễn ra từ mùa Xuân vừa qua, song phải hoãn lại vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khiến hầu hết các phòng xử án trên khắp nước Pháp phải đóng cửa.
Trong số 14 nghi can, ba đối tượng bị xét xử vắng mặt gồm Hayat Boumedienne, em gái của Amedy Coulibaly, và hai đối tượng Mohamed Belhoucine và Mehdi Belhoucine là anh em trai, tất cả những đối tượng này đã trốn sang các khu vực do IS kiểm soát ở Syria hoặc Iraq vài ngày trước khi xảy ra loạt vụ tấn công.
Anh em nhà Belhoucine được cho là đã bị tiêu diệt trong lúc tham chiến cùng IS, trong khi giới chức Pháp nghi ngờ Boumedienne đang ở Syria. Lệnh truy nã ba đối tượng này vẫn có hiệu lực.
Mohamed Belhoucine và Ali Riza Polat - một công dân Pháp gốc Thổ Nhĩ Kỳ, đối mặt với cáo buộc tội danh nghiêm trọng nhất là đồng lõa trong một hành động khủng bố, có thể lĩnh mức án cao nhất là tù chung thân.
Mohamed Belhoucine được cho là đã trở thành "người thầy tư tưởng" của Coulibaly sau khi gặp tên này trong tù và mở ra nhiều kênh liên lạc cho đối tượng này với IS.
Trong khi đó, Polat, được xem là thân cận với Coulibaly, bị nghi đóng vai trò trung tâm trong việc chuẩn bị cho các vụ tấn công, đặc biệt là giúp xây dựng kho vũ khí sử dụng trong vụ này. Hầu hết các nghi can khác bị cáo buộc liên kết với một nhóm khủng bố, tội danh có thể lĩnh án tù đến 20 năm.
Phiên tòa này có ý nghĩa lịch sử, do đó sẽ được quay phim để lưu trữ chính thức. Đây là phiên tòa xét xử khủng bố đầu tiên được quay phim để lưu trữ tại Pháp./.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh