Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nỗ lực của Trung Quốc để làm trong sạch ngành Tư pháp

Ngọc Anh

Thứ ba, 07/09/2021 - 06:37

(Thanh tra)- Gần 1/3 số cựu công tố viên và thẩm phán Trung Quốc sau khi trở lại hành nghề luật đã vi phạm các quy tắc về xung đột lợi ích. Một số luật sư bị phát hiện là "môi giới" đưa hối lộ cho thẩm phán để tác động tới các phiên tòa.

Giai đoạn mới nhất của chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc tập trung vào khu vực pháp lý. Ảnh: Shutterstock

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SMCP), chiến dịch nhằm vào cựu công tố viên và thẩm phán là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm làm trong sạch hệ thống tư pháp, mà các nhà chức trách Trung Quốc cho rằng đang gây nguy hại cho lòng tin của người dân đối với Chính phủ và "đe dọa an ninh nhà nước".

Đây là cuộc tấn công mới nhất, được thực hiện từ tháng 2 - 6/2021, đặc biệt nhắm vào các luật sư - những người từng là công tố viên, thẩm phán ở cấp thành phố và quận, và những người đã tiếp tục hành nghề sau khi rời khỏi các vai trò đó.

Một cuộc họp báo được tổ chức mới đây bởi Ủy ban Chính pháp Trung ương - cơ quan thực thi pháp luật hàng đầu Trung Quốc cho biết, 7.640 cựu thẩm phán và công tố viên đã rời chức vụ từ năm 2012 vẫn tiếp tục hành nghề luật sư.

Trong số này, khoảng 2.044 (30%) đã vi phạm các quy tắc cấm làm việc trong các vụ án liên quan đến vai trò cũ của họ, với 101 người hoạt động như "nhà môi giới tư pháp" - một thuật ngữ áp dụng cho những người sử dụng mối quan hệ của mình để giúp đỡ người khác hối lộ quan tòa.

Những người bị phát hiện vi phạm các quy tắc theo cách này phải đối mặt với một loạt biện pháp trừng phạt, bao gồm đình chỉ công việc và truy tố, nhưng không biết hành động cụ thể nào đã được thực hiện trong những trường hợp này.

Các nhà phân tích pháp lý cho biết, cuộc đàn áp này là chưa từng có về các mục tiêu và quy mô cụ thể, nhưng họ cho rằng, một chiến dịch như thế này không thể giải quyết được nạn tham nhũng cố thủ trong hệ thống tư pháp vì thiếu sự kiểm tra và công bằng.

Theo luật pháp Trung Quốc, các thẩm phán và công tố viên có thể hành nghề luật sau khi rời khỏi chức vụ nhà nước của họ, nhưng họ không được phép đại diện cho khách hàng trước tòa trong 2 năm và bị cấm xử lý các vụ việc liên quan đến văn phòng hoặc tòa án cũ của họ suốt đời.

Ông Trần Nhất Tân (Chen Yi Xin), Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương cho biết, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Bộ Tư pháp Trung Quốc đang làm việc để thắt chặt các quy định.

Theo ông Trang Đức Thủy (Zhuang Deshui), Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính phủ minh bạch thuộc Đại học Bắc Kinh, các cựu thẩm phán và công tố viên tham nhũng biết rõ những sơ hở để khai thác và sử dụng các mối liên hệ cũng như kinh nghiệm công tác của họ để phá hoại công lý.

“Họ nên hỗ trợ cải cách để cho phép các nhân viên tư pháp hưởng thành quả của những cải cách đó và cải thiện thu nhập của họ. Họ phải là những người ưu tú của xã hội, có đạo đức nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm xã hội”, ông Trang nói.

Ông Trang còn cho rằng, tham nhũng trong hệ thống chính trị và tư pháp đã có lịch sử lâu đời, nó làm suy yếu cơ hội có được công lý của mọi người và làm xói mòn lòng tin vào hệ thống. Chiến dịch là một "bước tiến lớn" có thể "thúc đẩy sự phát triển của nhà nước pháp quyền", nhưng ông Trang cũng cảnh báo các chiến dịch chỉ thực hiện một lần là không đủ.

Ông Trần Nhất Tân cho biết thêm, tính đến ngày 31/7 vừa qua, hơn 170.000 quan chức và sĩ quan cảnh sát - hầu hết trong số họ là cấp thấp - đã bị kỷ luật do kết quả của chiến dịch và hơn một nửa trong số những người bị nhắm mục tiêu đã bị phát hiện sử dụng mối liên hệ để can thiệp vào các trường hợp pháp lý.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.

Ngọc Anh

12:40 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm