Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ tư, 09/08/2023 - 17:02
(Thanh tra) - Hơn 154 đại biểu đến từ các nước thành viên G20, 10 quốc gia khách mời và các tổ chức quốc tế sẽ tham dự cuộc họp bàn về công tác chống tham nhũng.
Phiên họp của Nhóm Công tác chống tham nhũng tại Kolkata sẽ đưa ra định hướng cho công việc trong tương lai của nhóm. Ảnh: INVC
Đây là phiên họp thứ ba và cũng là hội nghị cuối cùng trong năm 2023 của Nhóm Công tác chống tham nhũng (ACWG) G20 dưới sự chủ trì của Ấn Độ, diễn ra từ ngày 9 - 11/8/2023 tại thành phố Kolkata.
Hơn 154 đại biểu từ các nước thành viên G20, 10 quốc gia khách mời và các tổ chức quốc tế khác nhau tham dự phiên họp.
Tiếp theo đó là Hội nghị Bộ trưởng Chống tham nhũng G20 được tổ chức vào ngày 12/8/2023.
Đây sẽ là cuộc họp cấp bộ trưởng lần thứ hai của ACWG G20 và là cuộc họp cấp bộ trưởng ACWG trực tiếp đầu tiên.
Các cuộc thảo luận ở cấp bộ trưởng sẽ tạo thêm động lực chính trị để chống tham nhũng, vì ACWG đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt các nỗ lực quốc tế chống tham nhũng.
Trong thời gian Ấn Độ giữ cương vị Chủ tịch G20, ACWG đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong hợp tác chống tham nhũng liên quan đến hành động chống lại những kẻ phạm tội kinh tế bỏ trốn và thu hồi tài sản, được hướng dẫn bởi Chương trình Nghị sự 9 điểm về hành động chống lại các hành vi phạm tội kinh tế bỏ trốn và thu hồi tài sản, do Thủ tướng Shri Narendra Modi giới thiệu tới các quốc gia G20 vào năm 2018.
Trong các phiên họp ACWG lần thứ nhất và thứ hai lần lượt được tổ chức tại Gurugram và Rishikesh, Ấn Độ đã có thể tạo ra sự đồng thuận trong G20 để thúc đẩy chương trình nghị sự chống tham nhũng quốc tế bằng cách hoàn thiện 3 tài liệu kết quả phiên họp về các vấn đề quan trọng và nhạy cảm.
Những cam kết cấp cao nhất mang tính thực tế và định hướng hành động này sẽ góp phần ngăn chặn, phát hiện, điều tra và truy tố tội phạm tham nhũng, tăng cường khung thể chế chống tham nhũng trong nước, dẫn độ những kẻ phạm tội kinh tế bỏ trốn và thu hồi tài sản của những kẻ phạm tội đó từ các khu vực tài phán nước ngoài.
Các nguyên tắc cấp cao về thúc đẩy tính liêm chính và hiệu quả của các cơ quan công quyền chịu trách nhiệm phòng chống tham nhũng sẽ cung cấp một khuôn khổ hướng dẫn để tăng cường tính độc lập, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan chống tham nhũng. Nó sẽ giúp giải quyết nguyên nhân gốc rễ của tham nhũng bao gồm yếu kém về thể chế và thiếu trách nhiệm giải trình.
Các nguyên tắc cấp cao về tăng cường cơ chế thu hồi tài sản để chống tham nhũng là một bộ các nguyên tắc hướng dẫn nhằm hỗ trợ thiết lập một khuôn khổ mạnh mẽ và hiệu quả để thu hồi nhanh chóng các khoản tiền do phạm tội mà có. Những nguyên tắc này sẽ ngăn chặn kẻ phạm tội kinh tế tìm nơi ẩn náu ở các khu vực tài phán nước ngoài.
Các nguyên tắc cấp cao về tăng cường hợp tác quốc tế liên quan đến thực thi pháp luật và chia sẻ thông tin để chống tham nhũng là một kế hoạch gồm 6 điểm nhằm tăng cường hợp tác liên ngành và hợp tác quốc tế thông qua chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thực thi pháp luật và các quốc gia. Nó sẽ đảm bảo hành động kịp thời và hiệu quả chống lại tội phạm tham nhũng, truy tố người phạm tội và thu hồi tài sản phạm tội.
ACWG cũng đang tập trung vào vai trò của các tổ chức kiểm toán trong việc giải quyết tham nhũng.
Trước đó, trong năm nay, các sự kiện bên lề cũng đã được tổ chức nhằm nêu bật việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong việc giảm thiểu tham nhũng trong hành chính công, cung cấp dịch vụ công cũng như các vấn đề tham nhũng liên quan đến giới.
Cuộc thảo luận về tác động của tham nhũng đối với phụ nữ được khởi xướng trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ sẽ tạo ra hành động cụ thể hơn nữa đối với các sáng kiến tập thể nhằm áp dụng những phương pháp tiếp cận nhạy cảm giới và đáp ứng giới trong các chiến lược chống tham nhũng.
Phiên họp ACWG lần thứ 3 tại Kolkata sẽ đưa ra định hướng cho công việc trong tương lai của ACWG và tiếp tục thực hiện các cam kết về hợp tác thực thi pháp luật, tăng cường cơ chế thu hồi tài sản, nâng cao tính liêm chính và hiệu quả của các cơ quan chống tham nhũng.
Phiên họp cũng sẽ cho phép các thành viên G20, các quốc gia khách mời và các tổ chức quốc tế trao đổi những hiểu biết có giá trị và những thực tiễn tốt nhất liên quan đến việc chống tham nhũng trong các lĩnh vực khác nhau.
Nhóm tham gia của G20 bao gồm Nhóm Xã hội dân sự (C20), Nhóm Phụ nữ (W20), Think tank (nhóm nghiên cứu chính sách - T20), Cơ quan Kiểm toán Tối cao (SAI20) và Nhóm Doanh nghiệp (B20) cũng sẽ cập nhật tới ACWG G20 về công việc liên quan đến chống tham nhũng trong lĩnh vực của họ.
Những cuộc thảo luận sẽ được đưa vào Hội nghị Bộ trưởng Chống tham nhũng ngày 12/8.
Hội nghị Bộ trưởng Chống tham nhũng G20 lần thứ hai là một cột mốc quan trọng trong hành trình của nhóm kể từ khi thành lập vào năm 2010, phản ánh sự nhận thức ngày càng tăng về tham nhũng như một thách thức nhiều mặt, đòi hỏi tăng cường hợp tác quốc tế và động lực chính trị mạnh mẽ để giải quyết vấn nạn tham nhũng trên phạm vi toàn cầu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Lê Hữu Chính
Thanh Lương
Thái Hải
Công Thắng - Thành Nam
Thái Hải
LA
Phương Anh
Công Thắng - Bạch Vân