Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Anh
Thứ sáu, 06/05/2022 - 06:36
(Thanh tra)- Kể từ khi ban hành kế hoạch thành lập Văn phòng Công tố châu Âu (EPPO), 22 trong số 27 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) đã nhất trí tham gia. Nhiều cuộc điều tra gian lận, rửa tiền liên quan các quỹ của EU đã được tiến hành.
Các nhà chức trách Romania đã khám xét 10 địa điểm trên khắp đất nước để điều tra về cáo buộc gian lận liên quan đến các quỹ của EU. Ảnh: Markus Spiske, Unsplash
Theo yêu cầu của EPPO, mới đây, các nhà chức trách Romania đã khám xét 10 địa điểm trên khắp đất nước, như một phần của cuộc điều tra về cáo buộc gian lận liên quan đến các quỹ của EU.
Các nhà điều tra Romania nghi ngờ rằng, một người thụ hưởng dự án đã sử dụng các tài liệu giả và không chính xác để lấy hơn 3 triệu euro (3,2 triệu USD) từ các quỹ của EU, rồi sau đó chuyển chúng ra nước ngoài thông qua các công ty có trụ sở tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Síp nhằm che giấu nguồn gốc của số tiền.
6 cá nhân đã được Văn phòng EPPO Bucharest (Romania) xác định là nghi phạm và sẽ bị thẩm vấn, tuyên bố của nhà chức trách cho biết.
EPPO đang trong quá trình xác định tiền, hàng hóa và tài sản để tiến hành phong tỏa.
Trước đó, ngày 25/3, các nhà chức trách Bulgaria cũng đã tiến hành khám xét và thẩm vấn 10 người về các công ty xây dựng bị nghi ngờ lừa đảo để chiếm đoạt quỹ của EU.
Trong quá trình khám xét nhà cửa, văn phòng, nhà kho và xe cộ theo yêu cầu của EPPO, cơ quan điều tra đã thu giữ tài liệu và tìm thấy các xe thùng, máy xúc, máy bốc xếp trị giá 6 triệu euro (6,58 triệu USD) được cho là có từ các khoản quỹ đã nhận.
EPPO là một cơ quan EU độc lập đầu tiên có nhiệm vụ điều tra và đưa ra truy tố những đối tượng có hành vi tội phạm liên quan tới ngân sách của EU. Văn phòng được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2021, tập trung vào tội phạm liên quan đến gian lận tài chính, gian lận thuế, tham nhũng và tội phạm có tổ chức.
22 trong số 27 quốc gia thành viên EU đã tham gia EPPO. Mỗi quốc gia tham gia với một công tố viên đại diện. EPPO có trụ sở tại Luxembourg, do cựu Giám đốc Cơ quan Chống tham nhũng Romania Laura Codruta đứng đầu. 5 nước EU gồm Thụy Điển, Hungary, Ba Lan, Ireland và Đan Mạch đã quyết định không tham gia cơ quan này.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân