Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Anh
Thứ tư, 15/11/2023 - 18:05
(Thanh tra) - Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ lương thực cho hàng triệu người Ethiopia vào tháng tới, một quan chức cấp cao của Mỹ nói với The Washington Post hôm 14/11, sau lệnh đình chỉ kéo dài 5 tháng do có cáo buộc cho rằng một lượng lớn viện trợ lương thực đã bị thất thoát.
Các bao thực phẩm được viện trợ cho vùng Tigray và Afar ở Semera, Ethiopia, ngày 21/2/2022. Ảnh: AP
Một quan chức Mỹ xác nhận rằng “hàng chục” nhà máy bột mì đã ngừng hoạt động sau khi có quyết định đình chỉ viện trợ. Tuy nhiên, các cuộc điều tra về quy mô của vụ xà xẻo viện trợ không được công khai. Quan chức này đề nghị giấu tên để có thể thẳng thắn nói về vấn đề này.
Các quan chức Ethiopia cho biết, đang tiến hành điều tra các cáo buộc cho rằng cả quan chức khu vực và liên bang đều có liên quan đến cáo buộc xà xẻo.
Chính phủ nước này đã phản ứng mạnh mẽ trước yêu cầu ban đầu của Mỹ về việc các cơ quan viện trợ phải lập danh sách những người nghèo một cách “độc lập” với danh sách của Chính phủ.
Ethiopia cho biết, sẽ “cùng” lập danh sách với các nhóm viện trợ và thành viên cộng đồng.
Theo ông Getachew Reda, Chủ tịch Lực lượng Mặt trận Giải phóng nhân dân Tigray (TPLF) khu vực phía Bắc Ethiopia, hàng chục người đã bị buộc tội trộm cắp viện trợ lương thực cả trong và sau chiến tranh - chủ yếu là các quan chức cấp thấp và cấp trung.
Ông cho biết thêm, hàng trăm người khác đang bị điều tra.
Theo thỏa thuận mới, Chính phủ không còn chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho các kho hàng (sẽ được đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan viện trợ), cũng như lập danh sách những người cần sự giúp đỡ, một quan chức viện trợ cho biết.
Công tác giám sát của bên thứ ba sẽ được mở rộng. Bên cạnh đó, một người cũng sẽ không còn được phép nhận lương thực cho một nhóm gia đình lớn hơn nữa và mỗi hộ gia đình sẽ có một thẻ nhận diện kèm ảnh mới, dùng để quét khi họ nhận phần lương thực của mình.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho biết trong một email: “USAID đang cam kết thực hiện giai đoạn thử nghiệm kéo dài 1 năm để nối lại hoạt động [viện trợ] trên toàn quốc, trong thời gian đó chúng tôi sẽ liên tục theo dõi và đánh giá hiệu quả của các cải cách”.
“Chính phủ Ethiopia cũng đã cam kết cung cấp quyền truy cập không bị cản trở cho USAID và các nhà giám sát bên thứ ba của chúng tôi để xem xét một loạt các trang web”, cơ quan này cho biết thêm.
Trước khi bị đình chỉ, Ethiopia là nước nhận viện trợ lương thực lớn nhất của Mỹ trên toàn cầu, thông qua hai chương trình do Mỹ tài trợ, một do các nhóm viện trợ quản lý và một do Liên hợp quốc quản lý.
Quốc gia vùng sừng châu Phi này cần viện trợ lương thực cho khoảng 20 triệu công dân (khoảng 1/6 dân số) sau cuộc nội chiến, hạn hán và lạm phát tràn lan.
Vẫn chưa rõ có bao nhiêu người Ethiopia sẽ nhận được viện trợ lương thực, nhưng quan chức Mỹ nói với tờ The Washington Post rằng, sẽ là “hàng triệu người”.
Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc đã tiếp tục cung cấp viện trợ lương thực do Mỹ tài trợ cho 880.000 triệu người tị nạn ở Ethiopia - từ các quốc gia như Sudan, Somalia và Nam Sudan - vào tháng 10 vừa qua.
Trước đó, vào đầu tháng 5, USAID đã thông báo tạm thời đình chỉ viện trợ lương thực cho vùng Tigray của Ethiopia.
Giám đốc USAID Samantha Power cho biết, cơ quan này đã phát hiện ra rằng số lương thực viện trợ dành cho người dân trong khu vực Tigray, những người đang phải hứng chịu điều kiện sống tương tự như nạn đói, đã bị chuyển đổi mục đích và bán trên thị trường địa phương.
USAID đã chuyển vấn đề lên Văn phòng Tổng Thanh tra. Cơ quan này đã tiến hành một cuộc điều tra và cử lãnh đạo từ Văn phòng Hỗ trợ Nhân đạo cho Ethiopia trước khi quyết định tạm dừng viện trợ lương thực.
Lãnh đạo USAID cho biết, Cơ quan "sẵn sàng" khởi động lại chương trình sau khi có các biện pháp giám sát mạnh mẽ. Và USAID tin tưởng rằng lương thực hỗ trợ sẽ đến được với các nhóm dân cư dễ bị tổn thương.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền