Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

IMF kêu gọi các chính phủ thực hiện vay nợ để chống lại tác động của Covid-19

Trần Minh Tuấn (Theo The Guardian)

Thứ năm, 15/10/2020 - 17:30

(Thanh tra) - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các quốc gia cần phải nỗ lực hơn nữa để giải quyết tình trạng nghèo đói, thất nghiệp và bất bình đẳng đang gia tăng bất chấp các khoản nợ công lớn kỷ lục

Giám đốc Điều hành IMF Kristalina Georgieva và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass tại một cuộc họp báo chung ở Washington. Ảnh: Nicholas Kamm / AFP / Getty Images

Theo IMF, các chính phủ sẽ cần đẩy mạnh nỗ lực chống lại đại dịch và suy thoái kinh tế toàn cầu mặc dù nợ công đạt mức kỷ lục.

Trong một thông điệp rõ ràng gửi tới các nước giàu rằng họ nên tiếp tục vay với mức lãi suất thấp để hạn chế thiệt hại do virus SARS-CoV-2 gây ra, IMF cho biết: “Cần phải nỗ lực hơn nữa để giải quyết tình trạng nghèo đói, thất nghiệp và bất bình đẳng đang gia tăng, và thúc đẩy sự phục hồi kinh tế. "

IMF cho biết các chính phủ đã chi gần 12 tỷ USD để giải cứu nền kinh tế của họ kể từ khi sự bùng phát của dịch COVID-19 được dự đoán sẽ đẩy tỷ lệ nợ so với GDP toàn cầu lên gần 100%, nhưng điều này không có nghĩa là sự hỗ trợ từ ngân sách sẽ không còn.

Giám đốc Điều hành của IMF Kristalina Georgieva, cho biết điều quan trọng đối với tất cả các quốc gia là tiếp tục các biện pháp thiết yếu “để bảo vệ cuộc sống và sinh kế”.

Phát biểu trong các cuộc họp thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới, bà nói: “9 tháng sau đại dịch, chúng ta vẫn đang phải vật lộn với bóng tối của cuộc khủng hoảng đã cướp đi sinh mạng của hơn một triệu người, và đảo ngược đà tăng trưởng của nền kinh tế, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, khiến nghèo đói ngày một trầm trọng và nguy cơ tạo ra 'một thế hệ mất mát' ở các nước thu nhập thấp".

Giám đốc Điều hành của IMF - người đã giám sát việc đảo ngược lời khuyên của IMF sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 về việc các chính phủ sử dụng biện pháp thắt lưng buộc bụng để giảm nhanh các khoản nợ công, nói thêm: “Tiết kiệm quá sớm, và bạn có nguy cơ tự chuốc lấy những tổn thương nghiêm trọng.”

Cũng có lo ngại rằng nhiều nước đang phát triển trên thế giới đã đạt đến giới hạn vay nợ và sẽ không thể đưa ra giải pháp tương tự cho nền kinh tế của họ.

Bà Georgieva cho biết: “Sự phục hồi kinh tế lâu bền chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta đánh bại đại dịch ở khắp mọi nơi.”

Giám đốc Điều hành của IMF đồng thời kêu gọi hợp tác quốc tế mạnh mẽ để giải quyết tình trạng đói nghèo đang gia tăng.

Các bộ trưởng tài chính G20 và các chủ tịch ngân hàng trung ương tham dự các cuộc họp thường niên đã nhất trí về việc gia hạn 6 tháng đối với khoản tài trợ khẩn cấp cho các nước nghèo nhất, nhưng không đưa ra được giải pháp chung để giải quyết việc tái cơ cấu nợ dài hạn.

Bà Georgieva cho biết các quốc gia có thu nhập thấp cần “nhiều trợ cấp hơn, nhiều tín dụng ưu đãi hơn và được xóa nợ nhiều hơn”. Nhưng Giám đốc Điều hành của IMF không thể nói khi nào sẽ có một thỏa thuận cho phép các quốc gia tiếp cận nguồn vốn mới.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass, đã đổ lỗi cho “sự thiếu tham gia của các chủ nợ tư nhân và sự tham gia không đầy đủ của một số chủ nợ song phương chính thức” gây ra sự cố trong các cuộc đàm phán.

Nick Dearden, Giám đốc Global Justice Now, cho biết: “G20 đang dần nhìn rõ được thực tế rằng nhiều quốc gia đang không thể thoát khỏi cảnh nợ nần do đại dịch COVID-19 nhưng G20 cần phải làm nhiều hơn thay vì chỉ gia hạn các khoản nợ. Đúng hơn, họ nên phá bỏ các bức tường kìm hãm các quốc gia khó khăn đó."

Rebecca Gowland, người đứng đầu chiến dịch chống lại bất bình đẳng của Oxfam, cho biết: “Việc không xóa nợ sẽ chỉ trì hoãn “cơn sóng thần” nợ nần mà sẽ nhấn chìm nhiều quốc gia nghèo nhất trên thế giới, khiến họ không đủ khả năng đầu tư vào mạng lưới chăm sóc sức khỏe và an toàn xã hội mà quốc gia này rất cần.”

Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất đối với các nước châu Phi và Đông Nam Á và đã chống lại các nỗ lực cho phép xóa nợ trong các hợp đồng cho vay.

Các quan chức Trung Quốc cho biết họ không thể cam kết giảm nợ trong tương lai theo khuôn khổ chung, vì điều đó sẽ là bất hợp pháp theo luật pháp Trung Quốc, theo một nguồn tin được Reuters trích dẫn.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cho biết: “Xu hướng trong các cuộc khủng hoảng nợ trong quá khứ là các quốc gia đang gặp khó khăn về nợ phải trải qua một loạt các cơ cấu gia hạn nợ không hiệu quả khiến họ trở nên yếu hơn. Các chủ nợ cuối cùng có thể cho phép họ thực hiện quy trình giảm nợ, nhưng các nước nghèo sẽ phải trả cái giá rất đắt cho quá trinh này. Lần này chúng ta cần phải giải quyết vấn đề nhanh hơn và hiệu quả hơn nữa”.

Bà Georgieva nói thêm rằng IMF đã đồng ý cam kết cho vay hơn 280 tỷ USD đối với các nước thu nhập thấp, với hơn một phần ba trong số đó được thông qua kể từ tháng 3, ngay sau khi cuộc khủng hoảng bắt đầu.

IMF đã hỗ trợ 81 quốc gia và đã mở rộng việc giảm nợ cho các thành viên nghèo nhất của mình, bà nói, mặc dù đây là một phần nhỏ trong khoản cho vay 1 nghìn tỷ USD của IMF.

IMF dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi vào năm 2021, với mức tăng trưởng trên toàn thế giới dự kiến đạt 5,2%, nhưng cũng cảnh báo rằng những rủi ro lớn vẫn còn, bao gồm cả sự tái bùng phát đại dịch.

IMF cho biết, tăng trưởng cũng sẽ không đồng đều, với thu nhập của các nước châu Phi dự kiến sẽ giảm trung bình 3% trong năm tới trừ khi họ nhận được thêm sự trợ giúp từ các chủ nợ.

Tỷ lệ nợ trên GDP của Anh dự kiến sẽ tăng lên mức 106% thu nhập quốc dân vào cuối năm tài chính, sau khi thâm hụt hàng năm tăng lên hơn 10%.

Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak, đã đưa ra lo ngại rằng việc hỗ trợ thêm cho các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất có thể dẫn đến mức vay nợ cao hơn, khiến Vương quốc Anh có nguy cơ bị tăng lãi suất trong tương lai.

Giám đốc Phụ trách Tài chính của IMF, Vítor Gaspar, cho biết việc tiếp tục tăng trưởng kinh tế từ năm sau và lãi suất cực thấp sẽ giúp giảm bớt thâm hụt ngân sách mà không cần tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu.

“Lãi suất hiện đang lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng. Theo các dự đoán của chúng tôi, khoảng cách ngày bị nới rộng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Vì vậy, lãi suất thấp đóng một vai trò quan trọng,” ông nói.

Các chính phủ cũng nên tận dụng lợi thế của lãi suất thấp để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, ông nói. IMF tính toán rằng mức tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng công cộng ở mức 1% GDP có thể tăng 2,7% sản lượng của quốc gia đó, tạo ra từ 20 triệu đến 33 triệu việc làm.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm