Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ ba, 06/08/2024 - 13:57
(Thanh tra) - Vụ ly hôn được cho là lớn nhất trong lịch sử Hàn Quốc giữa Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won với con gái cựu Tổng thống Roh Tae-woo kéo dài từ năm 2015 đến nay vẫn chưa có hồi kết.
Ông Chey Tae-won, Chủ tịch Tập đoàn SK và bà Roh Soh-yeong, con gái cố Tổng thống Roh Tae-woo. Ảnh: AFP
Nguồn tin của Hãng thông tấn Yonhap ngày 6/8 cho biết, ông Chey Tae-won dự kiến sẽ tranh luận gay gắt trong quá trình tố tụng ly hôn sắp tới của Tòa án Tối cao, phản đối việc Tòa án Cấp cao Seoul đồng tình với chi tiết, quỹ đen của cựu Tổng thống Roh Tae-woo là tiền gốc (seed money), và là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của tập đoàn.
Trước đó, hồi tháng 5, Tòa án Cấp cao Seoul đã ra phán quyết buộc ông Chey Tae-won phải đưa 1.380 tỉ won (1 tỉ USD) tiền phân chia tài sản và 2 tỉ won tiền cấp dưỡng cho vợ của mình là bà Roh Soh-yeong trong vụ án ly hôn tốn nhiều giấy mực.
Phán quyết đã khiến vụ việc giữa ông Chey và bà Roh trở thành vụ ly hôn đắt đỏ nhất ở Hàn Quốc từ trước đến nay.
Khi đó, tòa phúc thẩm có phán quyết đồng tình với bà Roh rằng, người cha quá cố của bà là cựu Tổng thống Roh Tae-woo, đã góp phần vào sự tăng trưởng của Tập đoàn SK bằng cách cấp 34,3 tỉ won dưới dạng quỹ đen cho các chủ tịch SK trước đây và hiện tại vào những năm 1990 để mua một công ty chứng khoán và cổ phiếu SK.
Cụ thể, cựu Tổng thống Roh Tae-woo đã chuyển quỹ đen này cho Chey Jong Hyun - cựu Chủ tịch Tập đoàn Sunkyung (tiền thân của Tập đoàn SK ngày nay). Chey Jong Hyun là cha của Chey Tae-won - Chủ tịch hiện tại của Tập đoàn SK. Số tiền nêu trên được cho là đã được sử dụng làm tiền gốc. Đây chính là điểm mấu chốt đằng sau dẫn tới phán quyết của tòa trao cho bà Soh-yeong khoản chia tài sản khổng lồ trong vụ ly hôn.
Tòa án cũng xác định cựu Tổng thống Roh Tae-woo đã dùng chức vụ của mình để "bảo hộ" hoạt động quản lý của cựu Chủ tịch Chey Jong Hyun.
Như vậy, phán quyết đã lật ngược quyết định của tòa trước đó về việc ông Chey Tae-won không cần phải chia cổ phiếu SK vì đây là tài sản thừa kế.
Tập đoàn SK là một trong những nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới và là công ty mẹ của SK Telecom, hãng dịch vụ viễn thông lớn nhất Hàn Quốc.
Chey Tae-won đã kháng cáo phán quyết của tòa.
Các nguồn tin cho biết, phía ông Chey đã đệ trình một văn bản dài 500 trang lên Tòa án Tối cao, nêu rõ các lập luận cho đơn kháng cáo của mình.
Trong đó, ông Chey được cho là đã phản đối phán quyết của Tòa án Cấp cao Seoul công nhận quỹ đen dựa trên một giấy nợ và bản ghi nhớ năm 1991 do vợ của cựu Tổng thống lưu giữ.
Ông Chey cũng trích dẫn một "lỗi nghiêm trọng" trong định giá mỗi cổ phiếu của Daehan Telecom, hiện là SK Telecom, của tòa án.
Tòa phúc thẩm ban đầu đã ấn định giá mỗi cổ phiếu năm 1998 của Daehan Telecom là 100 won, cho rằng giá trị thị trường tăng gấp 355 lần trong những thập kỷ tiếp theo là do cuộc hôn nhân của cặp đôi này, nhưng sau đó đã sửa giá thành 1.000 won.
Phía ông Chey cũng phản đối kết luận của Tòa án Cấp cao Seoul rằng mối quan hệ của ông với cựu Tổng thống là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của SK.
Những lập luận này dự kiến sẽ được tranh luận gay gắt giữa ông Chey Tae-won và bà Roh Soh-yeong trong quá trình tố tụng ly hôn sắp tới của Tòa án Tối cao, theo Yonhap.
"Đám cưới thế kỷ" và "vụ ly hôn lịch sử"
Vào tháng 9/1988, ông Chey Tae-won kết hôn với bà Roh Soh-yeong tại Nhà Xanh, khoảng 7 tháng sau khi cha của bà Roh là ông Roh Tae-woo trở thành Tổng thống. Sự kiện này được người dân Hàn Quốc gọi là "đám cưới thế kỷ" khi không chỉ gây ấn tượng về mức độ hoành tráng mà còn là dấu mốc cho sự hợp tác giữa các nhóm lợi ích của giới thượng lưu lẫn tập đoàn gia đình (Chaebol) thập niên 1980.
Hai người có 2 con gái và 1 con trai.
Cặp đôi ly thân từ tháng 9/2011 và đến năm 2015, ông Chey nộp đơn xin ly hôn, khi SK đang thịnh vượng. Ông Chey thừa nhận bản thân đã có con ngoài giá thú.
"Việc duy trì 2 gia đình cùng một lúc là điều không phù hợp và cũng bất khả thi", ông Chey nói với giới truyền thông khi đề nghị ly hôn với bà Roh.
Ban đầu bà Roh không chấp nhận yêu cầu ly hôn của chồng nhưng sau đó đã thay đổi quyết định và bước vào một cuộc chiến đòi quyền lợi tài sản cho mình.
Tháng 12/2022, Tòa án Gia đình Seoul công nhận việc ly hôn và để ông Chey giữ phần lớn cổ phần. Phán quyết khiến bà Roh vô cùng tức giận.
Tờ Nikkei cho hay "vụ ly hôn lịch sử" này đang được các nhóm nữ quyền theo dõi sát sao và được cho là sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giới chính trị cũng như hình ảnh của Chính phủ vì sự ảnh hưởng của gia tộc bà Roh.
Phía bà Roh cho biết công sức của mình không chỉ nằm ở "việc nhà" hay nuôi dạy 3 người con hoặc điều hành Trung tâm Nghệ thuật SK mà thực chất còn là ở những lợi ích mà tập đoàn này có được nhờ liên minh gia tộc.
Thông qua ảnh hưởng chính trị từ gia tộc bà Roh mà Tập đoàn SK mới giành được nhiều lợi ích trong kinh doanh, qua đó vươn mình từ một tập đoàn gia đình hạng trung lên tầm cỡ quốc gia.
"Còn rất nhiều những trợ giúp ngầm khác nữa và tôi sẽ tiết lộ chi tiết làm sao mà SK bành trướng được tài sản của mình đến như vậy tại tòa án", bà Roh nói với tờ Law Times vào tháng 1/2023.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh