Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đức Anh
Thứ ba, 20/06/2023 - 22:53
(Thanh tra) - 8 cơ sở y tế tư nhân bị cảnh báo về việc rút giấy phép hoạt động nếu cơ quan điều tra phát hiện có dính líu đến vụ bê bối mới nhất liên quan tới Quỹ Bảo hiểm Y tế Quốc gia (NHIF).
Trụ sở Quỹ Bảo hiểm Y tế Quốc gia tại Nairobi. Ảnh: PD
Bộ trưởng Y tế Kenya Susan Nakhumicha cho biết, đã đình chỉ 8 giám đốc chi nhánh Quỹ Bảo hiểm Y tế Quốc gia làm việc tại các cơ sở y tế bị ảnh hưởng khi Bộ Y tế kết hợp với Ủy ban Đạo đức và Chống tham nhũng Kenya (EACC) vào cuộc điều tra hôm qua (19/6) để làm sáng tỏ vụ bê bối.
Các quan chức Quỹ Bảo hiểm Y tế Quốc gia bị cáo buộc sử dụng những kế hoạch "ngầm" khiến người dân và Chính phủ Kenya thiệt hại ước tính 1,6 tỷ Sh.
Động thái của bà Nakhumicha diễn ra trong bối cảnh làn sóng phản đối mạnh mẽ của công chúng sau khi tiết lộ chi tiết về việc các cơ sở y tế tư nhân không trung thực đã lấy đi hàng triệu shilling từ những bệnh nhân lớn tuổi "nhẹ dạ cả tin" ở các hạt Meru, Embu, Kiambu và Thủ đô Nairobi.
“Tôi đã có cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ Bảo hiểm Y tế Quốc gia sáng nay và yêu cầu ông ấy bắt đầu điều tra ngay lập tức - bao gồm cả việc mời người tố giác chia sẻ thông tin chi tiết về đường dây tàn nhẫn này”, bà Nakhumicha nói tại tòa nhà Afya House hôm 19/6.
Bà cũng yêu cầu Hội đồng Quản trị Quỹ có hành động đối với các bệnh viện tư nhân bị ảnh hưởng.
Bộ trưởng Y tế cáo buộc sự móc ngoặc thông đồng của các nhóm chính trị với các giám đốc chi nhánh để lên kế hoạch gian lận và xà xẻo từ người bệnh và các nguồn lực của Chính phủ.
Bà Nakhumicha yêu cầu sự vào cuộc của các cơ quan bao gồm Ủy ban Đạo đức và Chống tham nhũng, Hội đồng Nha sĩ và Bác sĩ Y khoa Kenya (KMPDC), Hội đồng Dược phẩm và Thuốc độc (PPB).
Bộ trưởng cũng chỉ đạo Hội đồng Quản trị Quỹ Bảo hiểm Y tế Quốc gia bắt đầu điều tra về hành vi gian lận bị cáo buộc và gửi báo cáo sơ bộ vào ngày mai (21/6).
“Tôi yêu cầu một báo cáo sơ bộ sẽ được gửi đến tôi trong vòng 48 giờ bởi Hội đồng Quản trị Quỹ”, bà Nakhumicha nói.
Để đảm bảo các cơ sở bị nghi ngờ có hành vi sai trái không tiếp tục hoạt động, bà Nakhumicha đã chỉ đạo KMPDC và PPB bắt đầu điều tra ngay lập tức và kết luận trong vòng 48 giờ đối với các gia đình được đề cập trong chương trình truyền hình địa phương phát sóng hôm 18/6.
Chuyển bệnh nhân
Động thái này tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến dịch vụ tại các cơ sở bị ảnh hưởng khi họ dự kiến sẽ bắt đầu chuyển bệnh nhân để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm tra có thể dẫn đến việc đóng cửa.
“Trong vòng 24 giờ kể từ bây giờ, các cơ sở được chỉ đạo ngay lập tức chuyển bệnh nhân nội trú và rút khỏi quy trình của họ.
Điều này sẽ cho phép KMPDC bắt đầu các cuộc kiểm tra, sau đó các nhóm của chúng tôi sẽ thực thi lệnh đóng cửa nếu việc kiểm tra phát hiện có lỗi, và sẽ tiếp tục đóng cửa cho đến khi các cuộc điều tra kết thúc”, Bộ trưởng Y tế cho biết.
“Tôi đã gửi thêm một yêu cầu đặc biệt tới Ủy ban Đạo đức và Chống tham nhũng để kết nối với Quỹ Bảo hiểm Y tế Quốc gia, thực hiện các cuộc điều tra toàn diện nhằm tìm hiểu cách thức các đường dây bòn rút nguồn lực từ người dân Kenya và quỹ một cách cụ thể. Tôi hy vọng điều này có thể được thực hiện trong vòng 7 ngày tới”, bà Nakhumicha nói.
Các cơ sở liên quan đến vụ bê bối mới nhất này bao gồm: Bệnh viện Chuyên khoa Phẫu thuật và Chỉnh hình St. Peter, Bệnh viện Afya Bora ở Nairobi, Bệnh viện Afya Bora Annex, Bệnh viện Amal, Trung tâm Y tế và Dược Beirut, Bệnh viện Jekim Nkubu, Trung tâm Y tế Jekim; và Viện Dưỡng lão và Sản khoa Joy ở Eastleigh, Nairobi.
Xác minh các khoản thanh toán bất thường
Bộ trưởng Y tế cũng tiết lộ rằng bộ đã bắt tay vào một cuộc kiểm tra xác minh trên toàn quốc đối với tất cả các khoản thanh toán để đánh dấu bất kỳ sự không nhất quán nào có thể đã được sử dụng để lạm dụng các nguồn lực.
“Điều này nằm ngoài việc xác minh các khoản chưa thanh toán hiện tại”, bà nói đồng thời cho biết thêm rằng một cuộc kiểm tra chi tiết về lối sống của tất cả nhân viên Quỹ Bảo hiểm Y tế Quốc gia sẽ bắt đầu ngay lập tức để xác định xem khối tài sản mà họ sở hữu có tương ứng với thu nhập hàng tháng hay không.
Theo bà Nakhumicha, việc xác minh sẽ đảm bảo rằng mỗi cán bộ có thể giải trình về tài sản của mình có nhất quán với thu nhập hay không.
Hoạt động này sẽ bắt đầu trong tháng 6 cùng với Ủy ban Đạo đức và Chống tham nhũng nhưng sẽ là một hoạt động liên tục trong suốt cả năm.
“Bất kỳ điểm bất thường nào được nêu ra sẽ bị điều tra và áp dụng các biện pháp pháp lý cứng rắn”, bà tuyên bố.
Về phần mình, các cơ sở y tế thuộc Hiệp hội các bệnh viện tư nhân nông thôn Kenya (RUPHA) tuyên bố, Hiệp hội duy trì một quy trình kiểm tra chặt chẽ đối với thành viên mới và thực thi chính sách chống gian lận nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, Chủ tịch quốc gia của Hiệp hội - tiến sĩ Brian Lishenga ngày 19/6 cảnh báo rằng, nếu bất kỳ thành viên nào của hiệp hội bị kết luận có hành vi gian lận hoặc phi đạo đức, RUPHA sẽ ngay lập tức thu hồi tư cách thành viên và thông báo công khai việc thu hồi đó cho tất cả thành viên cũng như đối tác trong ngành.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành