Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Thanh
Thứ hai, 22/11/2021 - 19:18
(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng tại Hội nghị Rà soát tình hình triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM) theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến vừa diễn ra hôm nay (22/11).
Các đại biểu nêu bật một số vấn đề Việt Nam quan tâm tại Thỏa thuận GCM. Ảnh: T.H
Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức hội nghị để rà soát tình hình thực hiện kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402 của Thủ tướng Chính phủ, thảo luận các giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận GCM, trao đổi về Báo cáo Quốc gia của Việt Nam tại Diễn đàn Rà soát di cư quốc tế (IMRF) sẽ diễn ra tại New York, Hoa Kỳ vào tháng 5/2022.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Tô Anh Dũng cho biết, kế hoạch được bắt đầu triển khai vào thời điểm hết sức khó khăn khi dịch bệnh Covid-19 bất ngờ bùng phát trên toàn thế giới cũng như trong nước. Cho đến nay, sau gần hai năm tình hình dịch bệnh vẫn hết sức phức tạp, tác động trầm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội và ảnh hưởng ngay lập tức đến di cư quốc tế.
Mặc dù một số quốc gia đã chuyển dịch sang xu thế mở cửa, trong đó có Việt Nam với chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, nhưng việc thúc đẩy di cư hợp pháp trong tình hình dịch bệnh hiện nay vẫn là điều không dễ dàng.
Hoạt động di cư qua các kênh không chính thức, đưa người di cư trái phép, mua bán người qua biên giới vẫn diễn ra dưới các hình thức tinh vi và phức tạp, tạo nhiều thách thức trong công tác quản lý di cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của người di cư.
Đánh giá kết quả triển khai trong suốt gần hai năm qua, Thứ trưởng Tô Anh Dũng khẳng định các bộ, cơ quan, địa phương cơ bản đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện trên cơ sở kế hoạch riêng của mình dù còn nhiều khó khăn về điều kiện và nguồn lực, đóng góp rất quan trọng vào thành tựu tổng thể của Việt Nam trong triển khai Thỏa thuận GCM.
Thứ trưởng Tô Anh Dũng cũng đề nghị hội nghị đánh giá đầy đủ nỗ lực, kết quả của Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp cần thiết để tăng cường hơn nữa việc triển khai Thỏa thuận GCM, qua đó cùng với Bộ Ngoại giao hoàn thiện Báo cáo Quốc gia của Việt Nam tại Diễn đàn IMRF.
Bà Park Mi-Hyung, Trưởng Phái đoàn Đại diện IOM cho rằng dịch bệnh Covid-19 đặt ra khó khăn cho rất nhiều bên liên quan, đặc biệt là đối với người di cư: Họ bị mắc kẹt ở nước gốc, nước quá cảnh và nước tiếp nhận, đồng thời cũng là một trong nhóm dễ bị tổn thương. Do vậy, các quốc gia cần phải tăng cường nỗ lực để bảo đảm di cư diễn ra một cách an toàn, hợp pháp và được hỗ trợ, bảo vệ kịp thời.
Bà Park Mi-Hyung đánh giá cao sự đóng góp tích cực của Việt Nam trong quá trình xây dựng, thông qua Thỏa thuận GCM, cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn và trật tự, đồng thời mong muốn hội nghị tiếp tục rà soát, cập nhật kết quả triển khai, xác định các thách thức và lĩnh vực cần phải hoàn thiện trong thời gian tới để chuẩn bị tham gia Diễn đàn IMRF vào tháng 5/2022 tới đây.
Tại đây, các đại biểu dự cũng đã nêu một số vấn đề Việt Nam cần quan tâm thúc đẩy, đóng góp tích cực đối với phương hướng triển khai trong thời gian tới nhằm triển khai một cách toàn diện, hiệu quả các nhiệm vụ của kế hoạch. Đây cũng là cơ sở quan trọng để Bộ Ngoại giao tiếp tục rà soát, đánh giá việc triển khai, nghiên cứu, đề xuất những giải pháp phù hợp, bổ sung, hoàn thiện Báo cáo quốc gia tại Diễn đàn IMRF 2022.
Theo quy định tại Thỏa thuận GCM, cứ 4 năm các nước sẽ cùng nhau rà soát việc triển khai Thỏa thuận tại IMRF lần đầu tiên dự kiến diễn ra vào tháng 5 năm 2022 tại New York, Hoa Kỳ.
Bộ Ngoại giao hiện đang chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu hoàn thiện Báo cáo Quốc gia của Việt Nam dựa trên Báo cáo Rà soát tự nguyện năm 2020 gửi Ủy ban Kinh tế - Xã hội của Liên hợp quốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Hội nghị gồm 2 phiên chính, tập trung vào các nội dung: Cập nhật tình hình di cư của công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài trong giai đoạn 2020-2021, rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch Triển khai Thỏa thuận GCM, giới thiệu báo cáo của Việt Nam về rà soát tự nguyện kết quả triển khai thỏa thuận GCM tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương; trao đổi các giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thỏa thuận GCM.
Hội nghị đã rà soát cụ thể tình hình triển khai thỏa thuận GCM trong năm 2021 cũng như những tiến triển đã đạt được kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình