Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cuộc bầu cử sơ bộ bị bủa vây bởi bóng đen tham nhũng

Thứ hai, 15/03/2021 - 18:58

(Thanh tra)- Cuối tuần qua, cử tri Honduras đi bỏ phiếu chọn ra ứng cử viên cho cuộc bầu cử vào tháng 11 tới để thay thế Tổng thống sắp mãn nhiệm Juan Orlando Hernandez - người có 8 năm cầm quyền nhưng đang vướng vào các cáo buộc tham nhũng.

Tổng thống Honduras Juan Orlando Hernandez (phải ảnh) nói chuyện với Chủ tịch Quốc hội Mauricio Oliva trong buổi lễ thăng chức cho các thành viên lực lượng vũ trang ở Tegucigalpa, Honduras ngày 16/2/2018. Ảnh: REUTERS/Jorge Cabrera

Trước các cáo buộc tham nhũng, Tổng thống Hernandez đã lên tiếng phủ nhận, bao gồm cả việc các công tố viên trong một phiên tòa ở Mỹ đã cáo buộc ông nhận hối lộ từ những kẻ buôn ma túy để chuyển một lượng lớn cocaine vào Mỹ.

Các ứng cử viên chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ sẽ tiếp tục cạnh tranh trong cuộc bầu cử ngày 28/11/2021.

Theo các chuyên gia, một chính quyền sắp tới của Honduras có thể sẽ phải chịu áp lực từ Tổng thống Mỹ Joe Biden để giải quyết các vấn đề liên quan đến sự di cư, bạo lực, tham nhũng và biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, cử tri Honduras đi bỏ phiếu sơ bộ trong bối cảnh một số ứng cử viên đang dính các bê bối.

Trong số các ứng cử viên có 2 người đang bị điều tra vì cáo buộc tham nhũng và 1 người từng bị kết án trước đó trong vụ rửa tiền ở Mỹ.

Nestor Valle, một công nhân 47 tuổi ở Thủ đô Tegucigalpa, e ngại về một tương lai không mấy thay đổi, khi người nghèo vẫn nghèo, các chính trị gia vẫn là những người giàu có. Và, với những gì đã lộ ra rằng, các ứng cử viên đang bị cáo buộc tham nhũng, Valle cho biết, anh không bỏ phiếu.

2 ứng cử viên từ Đảng Dân tộc cầm quyền của Tổng thống Hernandez là Chủ tịch Quốc hội Mauricio Oliva và Thị trưởng Tegucigalpa Nasry Asfura, đang bị điều tra vì cáo buộc lạm dụng công quỹ. Tuy nhiên, họ phủ nhận các cáo buộc.

Trong khi đó, ứng cử viên Yani Rosenthal của Đảng Tự do trung hữu là một cựu bộ trưởng từng ngồi tù 3 năm ở Mỹ trong vụ rửa tiền liên quan đến ma túy.

Ông Rosenthal cho biết, cáo buộc rửa tiền đã được Tòa án Mỹ rút lại và cuối cùng ông bị kết tội “giao dịch tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp”.

Đảng Tự do và Tái thiết cánh tả (LIBRE) có 4 ứng cử viên khác, trong đó bao gồm Xiomara Castro, vợ của cựu Tổng thống Manuel Zelaya - người bị lật đổ trong cuộc đảo chính tháng 6/2009.

Kết quả của cuộc bầu cử sơ bộ, trong đó 4,8 triệu người Honduras đủ điều kiện bỏ phiếu, dự kiến được công bố vào tuần này.

Chính phủ mới của Honduras sẽ được giao nhiệm vụ vực dậy nền kinh tế từ sau đại dịch do virus corona gây ra, với tỷ lệ nghèo đói dự kiến lên tới 70%.

Tuần trước, công tố viên Mỹ tại Tòa án Liên bang New York cho rằng, Geovanny Fuentes Ramirez là người đã hối lộ Tổng thống Honduras hiện tại - Juan Orlando Hernandez - 25.000 USD tiền mặt, nhằm giúp hắn trót lọt buôn lậu hàng tấn cocaine vào Mỹ. Việc hối lộ diễn ra trong các cuộc gặp mặt với ông Juan Orlando Hernandez vào năm 2013 và 2014.

Ngoài ra, Tổng thống Hernandez cũng dính líu đến các vụ truy tố hình sự khác gần đây, bao gồm cả việc truy tố anh trai của ông là Tony Hernandez vào năm 2019 về tội buôn lậu ma túy, cũng như đơn kiện hình sự chống lại một cựu cảnh sát trưởng Honduras.

Hoài Phương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm