Theo dõi Báo Thanh tra trên
Theo Quang Dũng/VOV.VN
Thứ năm, 24/09/2020 - 14:46
Ủy ban châu Âu công bố các chính sách mới về nhập cư và tị nạn, trong đó siết chặt nghĩa vụ chia sẻ trách nhiệm giữa các nước thành viên EU.
Trại của người tị nạn ở ngoại ô Paris. Ảnh: Le Monde.
Trong số những chính sách mới được Ủy ban châu Âu đưa ra, có hai điểm nổi bật. Thứ nhất, Ủy ban châu Âu mỗi năm sẽ xem xét và đưa ra một con số dự tính về số người tị nạn và nhập cư mà mỗi nước thành viên phải tiếp nhận, dựa trên tính toán về sức mạnh kinh tế, dân số mỗi nước.
Đây có thể xem chính là quy định giống như “quota tị nạn” mà Ủy ban châu Âu yêu cầu các nước thực hiện vài năm qua nhưng bị nhiều nước, nổi bật là các nước Đông Âu như Hungary hay Ba Lan phản đối gay gắt. Điều khác biệt so với quy định “quota” trước đây là trong lần này, Ủy ban châu Âu ra thêm các quy định chặt chẽ hơn về mức phạt đối với các nước không tuân thủ nghĩa vụ. Ngoài ra, Ủy ban châu Âu cũng sẽ trợ cấp cho các nước tiếp nhận người tị nạn 10.000 euro cho mỗi người tị nạn mà nước đó nhận về và 12.000 euro nếu đó là trẻ vị thành niên.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen nhận định, các quy định mới sẽ giúp EU tránh được các phản ứng cực đoan từ các nước thành viên.
“Gói chính sách mới này phản ánh một sự cân bằng hợp lý giữa trách nhiệm và sự đoàn kết giữa các nước thành viên. Tất cả chúng ta đều chia sẻ lợi ích và gánh nặng. Gói chính sách này cũng phản ánh một cách tiếp cận rất thực tế và thực dụng”.
Theo mục tiêu được Ủy ban châu Âu đặt ra, gói chính sách mới về nhập cư và tị nạn có thể sẽ được chính thức áp dụng từ năm 2023. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, cuộc chiến giữa các nước nhằm thông qua chính sách mới này sẽ vô cùng phức tạp, đặc biệt là với nhóm nước vẫn luôn từ chối tiếp nhận người tị nạn chuyển đến từ nước khác.
Trước mắt, theo như phát biểu của bà Ursula von der Leyen trong bản Thông điệp hàng năm hôm 16/9, EU có thể sẽ sớm bãi bỏ quy định Dublin về việc người tị nạn đặt chân đến nước châu Âu nào đầu tiên thì sẽ phải xin cư trú tại đó, do quy định này bị xem là quá bất công với các nước Nam Âu như Hy Lạp, Italy và Tây Ban Nha, nơi tuyến đầu đón nhận dòng người tị nạn từ Trung Đông và Bắc Phi./.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương