Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ ba, 05/07/2022 - 06:36
(Thanh tra)- Mặc dù người đứng đầu Tổ chức Đánh giá Giáo dục Iran phủ nhận có tham nhũng trong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học đã được chuẩn hóa, nhưng các cáo buộc vẫn tạo nên cơn "rung chấn" đối với nền giáo dục nước này.
Thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học tháng 6/2020. Ảnh: iranintl
Trước cáo buộc đề thi bị rò rỉ và được bán ra với số tiền khổng lồ, ông Abdolrasoul Purabbas, người đứng đầu Tổ chức Đánh giá của Bộ Giáo dục đại học, đã tuyên bố trong một chương trình do Đài Truyền hình nhà nước (IRIB) phát sóng cuối tuần qua, rằng nội dung tố cáo tham nhũng trong việc tổ chức các kỳ thi là không đúng.
Trước đó, người dùng mạng xã hội đã đăng tải hình ảnh tập đề thi sau khi bài thi bắt đầu được 30 phút để chứng minh rằng, chúng đã bị rò rỉ ra ngoài.
Thế nhưng, ông Purabbas khẳng định, không ai có thể tiếp cận vào đề kiểm tra. Ông cũng cho biết, 480 thí sinh cố gắng sử dụng thiết bị kỹ thuật số để nhận đáp án các câu hỏi trắc nghiệm từ bên ngoài đã bị xử lý.
Khoảng 1 triệu thí sinh đã tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học được tổ chức hàng năm với tên gọi "Concours", diễn ra từ ngày 29/6 đến 1/7, để dự thi vào các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc, nhưng các cáo buộc cho biết, một số trong số thí sinh dường như đã có câu hỏi và biết đáp án.
Một kênh truyền thông xã hội trên nền tảng Telegram hôm 1/7 đã công bố các câu hỏi trong đề thi, chỉ nửa giờ sau khi kỳ thi bắt đầu, như một bằng chứng cho thấy đề thi bị rò rỉ. Nhiều thông tin cáo buộc, các câu hỏi và đáp án đã được bán cho những người có đủ khả năng chi trả, với mức giá từ 10.000 - 20.000USD, để được trúng tuyển vào các trường đại học hàng đầu. Những người không đạt, hoặc không được nhận vào các trường đại học mong muốn, hoặc phải đợi thêm 1 năm nữa mới được thi lại Concours.
Những con số được đề cập trên các phương tiện truyền thông địa phương là những khoản tiền khổng lồ ở Iran - nơi chứng kiến lạm phát 40-50% trong nhiều năm.
Vụ bê bối cũng làm hoen ố hình ảnh của nền giáo dục vốn đã mất đi rất nhiều uy tín trong mắt công chúng.
Concours (từ tiếng Pháp, có nghĩa là kỳ thi tuyển) được tổ chức mỗi năm 1 lần trên toàn quốc.
Concours được thiết kế để kiểm tra khả năng học đại học của thí sinh, với các câu hỏi dựa trên chương trình học trung học của Iran. Nó được công nhận bởi tất cả các trường đại học nhà nước Iran cũng như Đại học Azad Hồi giáo có chi nhánh trên khắp đất nước.
Cáo buộc tham nhũng trong việc tổ chức Concours không phải là mới. Năm nay, các nhà chức trách cho biết, đã thực hiện những biện pháp bổ sung, bao gồm tắt Wi-Fi và Internet di động xung quanh các địa điểm thi trong kỳ thi kéo dài vài giờ. Các thí sinh cũng được kiểm tra đồ dùng mang vào phòng thi và có máy dò tín hiệu được sử dụng để đảm bảo thí sinh không sử dụng thiết bị kỹ thuật số như điện thoại di động hoặc Bluetooth để gian lận thi cử.
Trước bê bối trong kỳ tuyển sinh đại học 2022, một số nhà lập pháp đã yêu cầu một cuộc điều tra về các cáo buộc liên quan đến vấn đề liên tục rò rỉ đề thi và bán các câu hỏi Concours, cũng như các bài kiểm tra đầu vào của cấp sau đại học được tổ chức ở cấp quốc gia.
Một thành viên của Ủy ban Giáo dục của Quốc hội, Mehrdad Veys-Karami, nói với Hãng Thông tấn Sinh viên Iran (ISNA) cuối tuần qua rằng, tồn tại các nhóm tội phạm có tổ chức giúp thí sinh gian lận để đổi lại những khoản tiền khổng lồ. Không rõ ai đã làm rò rỉ các câu hỏi đề thi và cách thức thanh toán được trao đổi.
Ông Veys-Karami kêu gọi các nhà chức trách thực hiện những biện pháp phòng ngừa như thường xuyên luân chuyển những người có liên quan đến quá trình chuẩn bị và phân bổ đề thi để ngăn chặn bất kỳ cơ hội gian lận nào.
Concours được tổ chức theo 5 nhóm chính (gồm: Toán học và Vật lý; Khoa học thực nghiệm; Khoa học nhân văn; Nghệ thuật; Ngoại ngữ). Tất cả thí sinh cũng được yêu cầu tham gia các bài kiểm tra về văn học Ba Tư, nghiên cứu Hồi giáo và văn hóa, cũng như ngôn ngữ Ả Rập và tiếng Anh.
Từ năm nay, điểm của Concours sẽ chiếm 40% điểm tổng kết để được nhận vào đại học. 60% còn lại là điểm trung bình của trường trung học.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà