Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Anh
Thứ ba, 21/02/2023 - 14:49
(Thanh tra) - Liên minh châu Âu (EU) đã dừng mọi khoản trợ cấp cho đến khi Hungary thực hiện các cải cách tư pháp và giải quyết nạn tham nhũng. Dù đã nỗ lực, nhưng ngày 20/2, đại diện của Hungary đã cảnh báo khả năng có thể tiếp tục bị trì hoãn việc tiếp cận hàng tỷ euro tiền quỹ phục hồi.
Lá cờ của Liên minh châu Âu bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu, tại Brussels, Bỉ, ngày 1/2/2023. Ảnh: REUTERS/Yves Herman
Trưởng đoàn đàm phán của Hungary, ông Tibor Navracsics cho biết, việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại với Brussels về các cải cách có thể kéo dài cho đến mùa hè năm nay.
Hungary có thể nhận được khoảng 5,8 tỷ euro (6,2 tỷ USD) dưới dạng tài trợ hoàn toàn và 9,6 tỷ euro dưới dạng các khoản vay lãi suất thấp từ EU, nhưng khối này đã dừng mọi khoản trợ cấp cho đến khi Budapest thực hiện các cải cách nhằm cải thiện tính độc lập của ngành tư pháp và giải quyết vấn nạn tham nhũng.
Cuối tuần qua, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Vera Jourova cho biết, Hungary phải “sớm” đẩy mạnh sự độc lập của ngành tư pháp để có cơ hội thực sự nhận được bất kỳ khoản hỗ trợ nào trong số 15,4 tỷ euro dự kiến dành cho Budapest từ gói kích thích phục hồi sau đại dịch COVID-19 của EU.
Cũng theo lãnh đạo cấp cao của EC, Hungary sẽ phải thông qua các luật làm tăng quyền lực cho các thẩm phán. Điều này sẽ thúc đẩy việc chống tham nhũng.
Bên cạnh đó, việc cải thiện các hoạt động mua sắm công cũng là một yêu cầu của EU đối với Hungary.
Năm ngoái, EU đã dừng các quỹ phục hồi cho Hungary và đề xuất đóng băng 7,5 tỷ euro mà Hungary thường nhận được từ ngân sách của EU.
Theo bà Vera Jourova, những người đóng thuế ở châu Âu không muốn tiền của họ đến những nơi không tôn trọng luật pháp.
Trong khi, Hungary vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của EC trước khi có thể tiếp cận được tiền và trước tiên nước này phải đáp ứng hơn 20 điều kiện - hay "các mốc quan trọng" - liên quan đến tư pháp, mua sắm công và giải quyết tham nhũng.
Trước những mối quan ngại của EC, ông Tibor Navracsics nói với Nhật báo Kinh doanh Vilaggazdasag rằng, Quốc hội Hungary có thể thông qua đợt cải cách tư pháp tiếp theo vào tháng 3 sau cuộc đàm phán với các quan chức EU.
"Quốc hội có thời hạn đến tháng 3 để thông qua luật về độc lập tư pháp. Theo tôi được biết, Bộ Tư pháp Hungary và EC đang liên lạc liên tục về nội dung của gói cải cách", ông nói.
Tuy nhiên, ông Tibor nói thêm rằng, không rõ liệu những luật đó có đủ để xoa dịu những lo ngại của EC hay không, hay các vấn đề khác có thể phát sinh.
Khi được hỏi về các bài báo trên các phương tiện truyền thông thông tin về việc tiếp cận các quỹ của EU có thể bị trì hoãn thêm cho đến nửa cuối năm, trưởng đoàn đàm phán của Hungary hy vọng tất cả vấn đề tồn tại với EC sẽ được giải quyết vào mùa hè, muộn hơn thời hạn tháng 4 như đã thông báo trước đó.
"Tôi hy vọng về cuộc đàm phán đang diễn ra. Trong suốt quá trình đó, chúng tôi sẽ phải thay đổi một số luật hoặc đạt được các thỏa thuận để tiến lên phía trước và khiến dòng tiền chảy vào", ông Tibor Navracsics nói.
Hungary và Ba Lan là các quốc gia thành viên duy nhất của EU chậm trễ trong việc huy động dòng tiền, trong bối cảnh EC từ lâu đã chỉ trích rằng các chính phủ này đang gây tổn hại cho nền dân chủ và pháp quyền.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), "Ba Lan và Hungary là hai quốc gia thành viên phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ nhất, nhưng sự xói mòn của luật pháp là mối lo ngại ngày càng tăng trong toàn khối".
Hungary được đánh giá là tham nhũng nhất EU. Theo chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) do TI công bố hàng năm, Hungary thuộc nhóm có sự sụt giảm điểm CPI mạnh nhất khu vực, với 42 điểm trong năm 2022, giảm tới 9 điểm kể từ năm 2015, đứng ở cuối bảng xếp hạng khu vực.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Trần Kiên