Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ hai, 21/02/2022 - 17:00
(Thanh tra) - Người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng Hàn Quốc nhấn mạnh, liêm chính quốc gia là điều kiện tiên quyết cho một đất nước tiên tiến.
Chủ tịch ACRC Jeon Hyun-heui. Ảnh: The Korea Times
Theo Chủ tịch Ủy ban Chống tham nhũng và Quyền công dân Hàn Quốc (ACRC) Jeon Hyun-heui, Hàn Quốc đang cho thấy sự cải thiện trong các chỉ số đánh giá tính liêm chính và hệ thống minh bạch; đồng thời, những nỗ lực chống tham nhũng được tăng cường của nước này sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế hơn nữa.
"Đúng là kinh tế và vị thế quốc gia của Hàn Quốc đã được nâng lên, nhưng khó có thể nói đây là một quốc gia tiên tiến nếu họ tham nhũng hoặc không minh bạch. Những cải thiện gần đây của Hàn Quốc trong các chỉ số liêm chính toàn cầu cho thấy đất nước này đang trở nên minh bạch và tiến bộ hơn với tư cách là một quốc gia phát triển", bà Jeon Hyun-heui cho biết trong một phỏng vấn mới đây với The Korea Times.
Nhận xét của bà Jeon được đưa ra sau khi Hàn Quốc đạt mức điểm cao kỷ lục 62/100 Chỉ số Cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2021 do Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố ngày 25/1. Đây là điểm số cao thứ 32 trong tổng số 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Xếp hạng và điểm số CPI của Hàn Quốc lần lượt tăng 1 bậc và 1 điểm so với năm 2020, đánh dấu năm cải thiện thứ năm liên tiếp.
Bà Jeon cho biết, đây là "một kết quả đáng mong đợi" và lưu ý rằng chỉ số cho thấy sự cải thiện so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp vụ bê bối đầu cơ bất động sản lớn năm 2021 liên quan đến một nhà phát triển nhà do Nhà nước điều hành, Korea Land & Housing Corporation (LH).
Tháng 3 năm ngoái, Hàn Quốc chấn động khi một nhóm công dân tiết lộ, các nhân viên LH đã sử dụng thông tin đặc quyền để kiếm tiền từ các chương trình phát triển nhà ở của Chính phủ. Những lời chỉ trích dồn vào nỗ lực chống tham nhũng của đất nước và sự liêm chính của chính quyền Tổng thống Moon Jae-in.
Vụ bê bối đã được các phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin, được cho là sẽ phá vỡ chuỗi 5 năm đi lên của Hàn Quốc đối với chỉ số CPI.
Bà Jeon nói: “Nếu chúng tôi không hành động gì sau vụ bê bối LH, nó có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài có ấn tượng sai lầm rằng một sự bất thường như vậy có thể xảy ra một lần nữa ở Hàn Quốc.
Kể từ vụ bê bối, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để loại trừ khả năng các quan chức nhà nước theo đuổi lợi ích bằng cách lợi dụng vị trí của mình bằng cách ban hành Luật Ngăn ngừa xung đột lợi ích liên quan đến nhiệm vụ của công chức - và tôi tin rằng điều này đã được tính đến trong điểm CPI của năm 2021".
Đạo luật nêu trên có hiệu lực từ ngày 19/5/2022 nghiêm cấm các công chức theo đuổi lợi ích cá nhân liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn của mình. Những người vi phạm hành vi này có thể phải đối mặt với bản án 7 năm tù.
Do hành động này có thể ảnh hưởng đến các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm cách kinh doanh tại Hàn Quốc, bà Jeon cho biết, ACRC đang nỗ lực giải thích quy định mới cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Vào ngày 14/1 vừa qua, ACRC đã tổ chức hội thảo online với Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hàn Quốc để giải thích quy tắc chống tham nhũng mới cho những người tham gia.
Mặc dù bà Jeon thừa nhận, vụ bê bối LH đã ngăn cản Hàn Quốc đạt được mục tiêu mà Chính phủ đề ra là xếp thứ 20 trong bảng xếp hạng CPI năm 2021, nhưng bà lưu ý rằng, các chỉ số liêm chính khác đang cho thấy những cải thiện đáng chú ý, tăng sức hấp dẫn của đất nước đối với các nhà đầu tư.
Năm ngoái, Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu về Chống tham nhũng và Xây dựng Nhà nước có trụ sở tại Berlin (Đức) đã xếp hạng Hàn Quốc ở vị trí thứ 18 trong số 114 quốc gia được đánh giá trong Chỉ số Liêm chính công, vị trí cao nhất trong số các quốc gia Châu Á. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng nhận được thứ hạng cao nhất ở vị trí thứ 21 trong số 194 quốc gia trong Ma trận đánh giá rủi ro hối lộ do TRACE International có trụ sở tại Mỹ theo dõi và được xếp vào nhóm quốc gia có "rủi ro thấp" liên quan đến hối lộ.
"Bởi vì chính quyền của Tổng thống Moon được thành lập với mục tiêu diệt trừ tham nhũng, làm cho đất nước công bằng và minh bạch là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của nhà nước. Và, tôi tin rằng những cải thiện trong các chỉ số là thành tựu chính của chính quyền", bà Jeon nói.
Tổng thống Moon nhậm chức năm 2017 sau khi người tiền nhiệm Park Geun-hye bị luận tội vì bê bối tham nhũng liên quan đến người thân tín của bà là Choi Soon-sil. Trong bối cảnh đó, ông Moon đã nhấn mạnh mục tiêu chính của Chính phủ về tính minh bạch và liêm chính, mặc dù có nhiều quan điểm trái chiều về việc liệu Chính phủ có thành công trong việc xóa bỏ tham nhũng, vốn thường được mô tả là "tệ nạn có nguồn gốc sâu xa".
Bà Jeon cho biết, sự minh bạch được cải thiện của đất nước là điều kiện quan trọng tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế, bởi vì tính liêm chính của hệ thống Chính phủ cho phép các công ty quản lý những bất ổn về hành chính và chính trị cho doanh nghiệp của họ.
Đối với các công ty nước ngoài, ACRC đã khởi động Cơ quan Thanh tra Doanh nghiệp nước ngoài vào tháng 3 năm ngoái, để cho phép các doanh nhân nộp đơn kiến nghị về hành vi tham nhũng hoặc các khó khăn khác liên quan đến Chính phủ.
Bà Jeon cho biết, ACRC đã nhận được khoảng 17 triệu đơn kiến nghị vào năm ngoái thông qua nhiều kênh khác nhau.
"Giống như chúng tôi giải quyết các kiến nghị của người Hàn Quốc, chúng tôi cũng giải quyết các kiến nghị và cải thiện hệ thống cho các công ty nước ngoài tại Hàn Quốc. ACRC sẽ không tiếc công sức trong việc giúp đỡ những người nước ngoài và các công ty nước ngoài gặp hành động hành chính bất công và tham nhũng", bà Jeon nói.
Tuy nhiên, bà Jeon cũng thừa nhận hệ thống tiếp nhận kiến nghị hiện tại của Chính phủ quá phức tạp và không thân thiện với không chỉ người nước ngoài mà cả người Hàn Quốc. Và vì vậy, ACRC đang tìm cách giới thiệu một nền tảng tích hợp hơn.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh