Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bolivia đối phó số ca tử vong do COVID-19 tăng nhanh bằng lò hỏa táng di động

CTV Trần Minh Tuấn (Theo The Guardian)

Thứ sáu, 14/08/2020 - 09:59

(Thanh tra) - Bolivia đang cân nhắc một giải pháp rất thực dụng, nếu không muốn nói là rùng rợn, để đối phó với tình trạng số bệnh nhân tử vong do COVID-19 đang tăng với tốc độ chóng mặt.

Một nguyên mẫu của lò hỏa táng di động ở La Paz với biểu ngữ ghi "Lò hỏa táng di động, Made in Bolivia", do một kỹ sư địa phương xây dựng để giảm bớt tình trạng thiếu chỗ bảo quản thi thể tại các lò hỏa táng địa phương. Ảnh: David Mercado / Reuters

Trong bối cảnh các trường hợp mắc Covid-19 gia tăng trên khắp châu Mỹ Latinh khiến các nghĩa trang và nhà tang lễ phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu mai táng, các kỹ sư ở Bolivia đã đưa ra một giải pháp vừa thực dụng vừa rùng rợn: Lò hỏa táng di động.

Lò có kích thước 5 mét x 2 mét rưỡi đủ nhỏ để lắp vào một chiếc xe moóc và chạy bằng khí hóa lỏng sản xuất trong nước - khiến nó trở thành một lựa chọn giá rẻ cho những gia đình không có đủ khả năng chi trả dịch vụ tang lễ.

Người phát minh ra lò hỏa táng di động, Carlos Ayo, một kỹ sư môi trường, cho biết ba hộp khí hóa lỏng có thể hỏa táng một thi thể trong vòng 30 đến 40 phút. Ông cho biết đã thiết kế thiết bị này để giúp đất nước của mình trong thời kỳ khủng hoảng.

Anh Ayo nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Chúng tôi muốn giúp đỡ đất nước trong đại dịch này, và một trong những điều chúng tôi muốn làm là chỉ cho những người khác cách chế tạo một lò hỏa tang”.

“Sau đó, chúng tôi tự hỏi bản thân rằng nếu nó có thể dễ dàng di chuyển nó từ nơi này sang nơi khác thì không phải sẽ tốt hơn sao?”

Anh Ayo cho biết anh đã nhận được lệnh từ một số hội đồng địa phương ở Bolivia, nơi các nhà chức trách đang phải vật lộn để đối phó với số người chết đang gia tăng. Các lò hỏa táng chỉ có ở các thành phố lớn của đất nước, và thậm chí nhiều người Bolivia cũng không đủ khả năng chi trả phí hỏa táng.

Anh Ayo cho biết, một lễ hỏa táng bằng lò hỏa táng di động sẽ có giá khoảng 280 Bolivianos (30 bảng Anh), một phần nhỏ so với mức giá do các lò hỏa táng lớn đưa ra, vốn có thể lên tới 1.000 đô la Mỹ (764 bảng Anh).

Mỗi lượt hỏa táng kéo dài khoảng 40 phút, nên anh ước tính lò hỏa táng di động có thể hỏa táng 20 thi thể mỗi ngày.

Bolivia là một trong những quốc gia nghèo nhất ở Nam Mỹ, và khi cơn bão COVID-19 ập đến, dịch vụ y tế và cơ sở hạ tầng cho việc mai táng kém phát triển của đất nước này nhanh chóng sụp đổ.

Ở một số thị trấn, các gia đình được cho là đã cất giữ quan tài trong nhà nhiều ngày, và thi thể bị bỏ lại rải rác trên đường phố. Đối mặt với số lượng các ca tử vong do COVID-19 quá lớn, Bộ Y tế Bolivia đã ban hành luật cho phép chôn cất các thi thể, mặc dù các quy trình an toàn sinh học quy định các nạn nhân bị nghi ngờ nhiễm Covid-19 nên được hỏa táng.

Martín Fabri, người phụ trách vấn đề tài chính của Văn phòng Thị trưởng ở La Paz, cho biết nghĩa trang chính của thành phố đã thực hiện hơn 2.000 lễ chôn cất và hỏa táng vào tháng 7, so với con số bình thường hàng tháng là khoảng 500 người.

Fabri cho biết: “Chúng tôi đã nhận được 80 thi thể mỗi ngày - trước đó là 10 đến 12 thi thể một ngày”. Chỉ một nửa số thi thế được đánh dấu là trường hợp nghi ngờ hoặc được xác nhận nhiễm Covid-19, nhưng ông tin rằng virus SARS-CoV-2 là nguyên nhân gây tử vong trong hầu hết các trường hợp.

"Không có lời giải thích nào khác cho sự gia tăng số các ca tử vong."

Fabri cho biết lựa chọn sử dụng lò hỏa táng di động đang được Văn phòng Thị trưởng xem xét.

Fabri nói: “Chúng có thể sẽ hữu ích miễn là tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, an ninh và môi trường”.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm