Theo dõi Báo Thanh tra trên
Theo Hồng Nhung/VOV1
Thứ năm, 14/01/2021 - 21:11
5 tháng kể từ lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 9/2020 và sau đó lan nhanh ở Anh từ tháng 11/2020, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 hiện đã lan ra 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ảnh minh họa: Reuters
Trước sự lan nhanh của các ca lây nhiễm, nhất là các ca lây nhiễm biến thể mới, Tổ chức Y tế Thế giới hôm qua (WHO) cảnh báo, thế giới sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong năm thứ 2 của đại dịch.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sự xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 sẽ khiến thế giới đối mặt với càng nhiều khó khăn hơn nữa trong năm 2021. Ông Mark Ryan - chuyên gia hàng đầu về tình trạng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo:
“Năm thứ 2 kể từ ngày xảy ra đại dịch Covid-19, thế giới sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn nữa nếu tình hình lây nhiễm vẫn diễn biến nghiêm trọng. Vì vậy, chúng ta cần tập trung vào những biện pháp tích cực góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm đã và đang được nhiều nước triển khai và sau đó tăng cường truyền thông tới mọi người. Ví dụ như những gì phát huy hiệu quả khi truyền thông, những gì chưa phát huy tác dụng. quản lý dịch bệnh ở cấp độ chính quyền ra sao, hạn chế và giải pháp như thế nào, những nghiên cứu trong khoa học, những gì đã làm được và chưa được. Chúng ta cần phải tìm ra những kết hợp khả thi nhất đang được các nước triển khai để nhân rộng ra nhiều nước”.
Để đối phó với dịch bệnh, nhiều nước từ khắp các châu lục từ châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Á…. buộc phải duy trì hoặc áp đặt trở lại biện pháp phong tỏa, yêu cầu người nhập cảnh xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, kết hợp với đẩy mạnh chiến dịch tiêm phòng vaccine, xem đây như giải pháp để ngăn chặn các ca lây nhiễm. Để tăng cường tính nghiêm minh của quy định phòng ngừa, một số nước như Hàn Quốc thậm chí còn cảnh báo sẽ đưa ra các biện pháp nghiêm khắc đối với bất kỳ người nào can thiệp vào các quy định phòng ngừa và kiểm soát dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 của chính quyền.
Mỹ hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng dịch bệnh nặng nhất bởi dịch bệnh với hơn 23 triệu ca mắc và gần 400.000 ca tử vong. Trong bối cảnh nước Mỹ chuẩn bị chuyển giao quyền lực chính trị, Tổng thống đắc cử Joe Biden dự kiến sẽ công bố chi tiết chiến lược mà ông gọi là đa chiều nhằm không chế đại dịch Covid-19, trong đó tập trung vào chiến dịch tiêm phòng vaccine và tăng cường sự điều phối phòng chống dịch ở các cấp chính quyền. Theo một số nguồn tin, kế hoạch này sẽ được ông Biden công bố trong chiều tối 14/1 (theo giờ Mỹ).
Tính đến nay, thế giới đã ghi nhận tổng cộng hơn 92 triệu ca mắc Covid-19 và gần 2 triệu ca tử vong. Trong khi chờ đợi những thông tin giải mã về virus SARS-CoV-2, có lẽ các biện pháp như tăng cường kiểm soát dịch cùng với đẩy mạnh chiến dịch tiêm phòng vaccine vẫn là giải pháp hữu hiệu với thế giới lúc này nhằm kiểm soát các ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Trung Hà
Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam