Theo dõi Báo Thanh tra trên
(Theo Thu Hoài/VOV1 (Tổng hợp)
Thứ tư, 03/06/2020 - 14:39
Vượt lên trên những tranh cãi về tính hợp pháp, việc điều động quân đội có thể là một bước đi rủi ro về chính trị trước thềm các cuộc bầu cử Mỹ.
Người biểu tình tại thủ đô Washington D.C. chạy khi cảnh sát dùng vũ lực giải tán, ngày 31/5. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua (2/6) cảnh báo sẽ huy động quân đội để chấm dứt các cuộc biểu tình bạo lực bùng phát tại nước này sau vụ cảnh sát bắt giữ và khiến một công dân da màu tử vong tại bang Minnesota ngày 25/5.
Cũng giống như trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, Nhà lãnh đạo Mỹ một lần nữa tự gọi mình “Tổng thống thời chiến”. Với vai trò đó, ông có thể kêu gọi nước Mỹ đoàn kết tiến tới toàn thắng nhưng hình ảnh Tổng thống thời chiến cũng tiềm ẩn rủi ro không nhỏ trước thềm bầu cử.
Đưa ra trong bối cảnh làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc và tình trạng bạo lực của cảnh sát với người da màu đã lan rộng trên khắp cả nước và thậm chí còn vượt biên giới nước Mỹ, lời đe dọa của Tổng thống Donald Trump đã khiến nước Mỹ một lần nữa nữa dậy sóng và khiến nhà lãnh đạo này đối mặt với những chỉ trích.
Về mặt lý thuyết, Tổng thống không thể điều động quân đội cho các hoạt động thực thi pháp luật trên đất Mỹ trừ khi viện tới Điều luật chống bạo động có từ năm 1807.
Điều luật này cho phép Tổng thống huy động quân đội trên lãnh thổ Mỹ trong những tình huống đặc biệt như để đối phó với những đối tượng được cho là “côn đồ”, các phong trào chống chính quyền hay để đảm bảo luật pháp liên bang được thực thi, khi các cơ quan nhà nước không sẵn sàng hoặc không thể làm như vậy.
Đây cũng là điều được nhắc tới trong tuyên bố của Tổng thống Donald Trump: “Nếu một thành phố hoặc một tiểu bang từ chối thực hiện các hành động cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản của cư dân của họ, thì tôi sẽ triển khai quân đội Mỹ và nhanh chóng giúp họ giải quyết vấn đề”.
Vượt lên trên những tranh cãi về tính hợp pháp, việc điều động quân đội có thể là một bước đi rủi ro về chính trị trước thềm các cuộc bầu cử Mỹ. Theo Thời báo Los Angeles, việc đọc luật như vậy sẽ là chưa từng có dù trong suốt thời gian cầm quyền vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã chứng minh rằng ông không bị ảnh hưởng của bất kỳ người tiền nhiệm nào.
Trong trường hợp xảy ra đụng độ giữa quân đội và người biểu tình, Tổng thống Donald Trump sẽ khó có thể chứng minh rằng mình không liên quan và điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu tới chiến dịch tranh cử của Nhà lãnh đạo Mỹ.
Giáo sư luật Richard Pildes thuộc Đại học New York phân tích: “Sự xuất hiện của quân đội trên các đường phố Mỹ để thực thi pháp luật sẽ là một điều gây sốc cho nhiều người. Mặc dù những gì họ sẽ làm không khác lắm so với những gì mà Cảnh sát quốc gia đang làm. Nhiệm vụ chủ yếu của họ sẽ là thi hành lệnh giới nghiêm nếu các thống đốc ban hành lệnh giới nghiêm, bảo vệ tài sản khỏi sự phá hủy. Tuy nhiên như các bạn biết những tình huống như thế này có thể vượt tầm kiểm soát”.
Và khi chỉ còn chưa đầy 6 tháng nữa là tới cuộc bầu cử Tổng thống, liệu ông Donald Trump, vốn đang quyết tâm lãnh đạo nước Mỹ thêm một nhiệm kỳ nữa có chấp nhận một rủi ro như vậy hay không? Đáng chú ý, tâm điểm về quyền lợi của người da màu đang tạo lợi thế cho đối thủ đảng Dân chủ, cựu phó Tổng thống Joe Biden.
Tiếp nối chiến thắng tại tiểu bang Indiana, ứng cử viên này hôm qua tiếp tục giành được thêm sự ủng hộ của các cử tri trong cuộc bầu cử sơ bộ tại một loạt tiểu bang, đặc biệt là tiểu bang chiến lược Pennsylvania, đóng vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Đây cũng là nơi mà Tổng thống Donald Trump giành được trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016.
Trước biểu tình, ứng cử viên Joe Biden đã nhận được sự tán thành của cử tri da màu cao và trong cuộc khảo sát mới đây nhất, tỷ lệ ủng hộ của cộng đồng này đã tăng vọt, đạt mức 89%, chỉ ít nhiều thua kém cựu Tổng thống Barack Obama./.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương