Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ sáu, 09/12/2022 - 21:57
(Thanh tra) - Ngày Quốc tế Phòng chống tham nhũng (IACD) năm 2022 (9/12) nhằm nêu bật mối liên kết quan trọng giữa phòng, chống tham nhũng với hòa bình, an ninh và phát triển.
Chủ đề của Ngày Quốc tế Phòng chống tham nhũng năm 2022 là: “20 năm UNCAC: Đoàn kết thế giới chống tham nhũng”. Ảnh: UNODC
IACD năm nay cũng đánh dấu sự khởi đầu của các nỗ lực hướng tới kỷ niệm 20 năm Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC).
Điều này được thể hiện qua chủ đề của ngày 9/12 năm nay, đó là: “20 năm UNCAC: Đoàn kết thế giới chống tham nhũng”.
Theo Liên hợp quốc, trong năm tới, cao điểm là IACD năm 2023, cùng với các đối tác trên toàn thế giới, Liên hợp quốc sẽ phản ánh về một thế giới được cải thiện tốt hơn nhờ sự thúc đẩy mang tính tập thể mà UNCAC mang lại; và đặc biệt quan trọng là chỉ ra những lỗ hổng còn tồn tại cần phải giải quyết, để đảm bảo Công ước thực sự trở thành một cơ chế mạnh mẽ cho những năm tới.
Ở mọi nơi trên thế giới, Liên hợp quốc và các đối tác của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang hợp tác với các cộng đồng để thúc đẩy các mục tiêu toàn cầu - một kế hoạch chi tiết nhằm giải quyết những thách thức chung của chúng ta, từ giải quyết vấn đề nghèo đói đến thúc đẩy bình đẳng giới và đối mặt với khủng hoảng khí hậu đang gia tăng.
Tuy nhiên, chiếc thang dẫn đến một thế giới tốt đẹp hơn này đang bị xê dịch khỏi chân chúng ta do tham nhũng. Theo nhiều cách, những nỗ lực toàn cầu để đối phó với tham nhũng đã đi vào bế tắc.
Theo UNDP, ước tính 131 quốc gia đã không đạt được tiến bộ đáng kể nào trong việc chống tham nhũng trong thập kỷ qua.
Tham nhũng đã khiến thế giới mất rất nhiều, ở mức khoảng 2,6 nghìn tỷ USD mỗi năm. Cũng theo UNDP, ước tính 40 tỷ USD mỗi năm lẽ ra để chấm dứt nạn đói trên thế giới vào năm 2030 nhưng lại bị chuyển hướng do tham nhũng.
Tham nhũng cũng đồng nghĩa với việc mọi người không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe như vắc-xin COVID-19 hoặc trẻ em không được hưởng nền giáo dục chất lượng.
Bên cạnh đó, tham nhũng không chỉ đến sau xung đột mà còn thường xuyên là một trong những nguyên nhân gốc rễ của xung đột. Nó thúc đẩy xung đột và cản trở các tiến trình hòa bình bằng cách phá hoại luật pháp, làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói, tạo điều kiện cho việc sử dụng tài nguyên bất hợp pháp và cung cấp tài chính cho xung đột vũ trang.
Trách nhiệm chống tham nhũng là của mọi người, ở mọi nơi, từ chính phủ, các tổ chức quốc tế và xã hội dân sự đến những người trẻ tuổi và các cá nhân. Chống tham nhũng là chống lại tội ác đang cản trở con đường phát triển của cộng đồng.
Đoàn kết chống tham nhũng, chúng ta có thể đảm bảo rằng nấc thang tiến tới một thế giới tốt đẹp hơn là không thể lay chuyển.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
Hương Giang