Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vải được mùa, mới đầu vụ đơn hàng xuất ngoại đã tăng vọt

Giang Sơn

Thứ năm, 15/05/2025 - 12:23

(Thanh tra) - Sản lượng vải thu hoạch năm nay tại các địa phương dự kiến sẽ tăng khoảng 30% so với năm ngoái, đạt trên 303.000 tấn, nhờ vào điều kiện thời tiết thuận lợi. Khi quả vải được mùa, không chỉ đạt sản lượng cao mà còn mở rộng thêm thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị nông sản và quan trọng giúp tăng thu nhập cho người dân.

Mùa vải thiều 2025 hứa hẹn bội thu, được mùa được giá (Ảnh minh họa).

Vải thiều hiện được trồng tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Bắc, gồm Bắc Giang (29.700 hecta), Hải Dương (8.800 hecta), Hưng Yên (hơn 1.300 hecta), Lạng Sơn (1.400 hecta), Quảng Ninh (hơn 1.300 hecta), Sơn La (315 hecta) và rải rác ở một số tỉnh Tây Nguyên. Đáng chú ý, những năm gần đây, vải thiều được trồng nhiều ở Tây nguyên, chất lượng ngon ngọt không kém cạnh đã ngày càng mở rộng thị trường cho quả vải được trồng nơi đây.

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt - Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), hiện có 469 mã số vùng trồng với tổng diện tích hơn 19.300 hecta và 55 mã số cơ sở đóng gói đi các thị trường Trung Quốc, Úc, Thái Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ được cấp cho các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên, Đắk Lắk và Quảng Ninh.

Các vùng trồng, cơ sở đóng gói này đều được giảm sát thường xuyên và đã hoàn tất thủ tục đăng ký sử dụng cho niên vụ 2025, sẵn sàng xuất khẩu (XK). Đáng chú ý, từ vụ vải 2025, Nhật Bản đã ủy quyền cho Việt Nam tự giám sát quá trình xử lý, thay vì cử chuyên gia sang trực tiếp, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho nông dân và doanh nghiệp.

Đối với XK, mặc dù quả vải tươi của Việt Nam đã XK đi hơn 20 nước trên thế giới nhưng thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường trọng yếu, chiếm đến 90% sản lượng XK.

Các địa phương có sản lượng lớn như Bắc Giang (165.000 tấn) và Hải Dương (60.000 tấn), Đắk Lắk (gần 21.180 tấn) đều đã ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại với nhiều hoạt động đa dạng để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vải tươi.

Cụ thể, hiện nông dân Đắk Lắk đang bước vào vụ vải chín sớm với niềm phấn khởi được mùa, được giá. Giá vải đầu vụ dao động từ 55.000 - 62.000 đồng/kg, trong khi năm ngoái giá vải từ 40.000-45.000 đồng/kg. Niềm vui nhân đôi khi quả vải Đắk Lắk tiêu thụ chính ở các tỉnh phía Nam, thì nay đã XK sang Nhật Bản, Trung Quốc, Campuchia.

Ông Nguyễn Văn Bình - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình, huyện Ea Kar - cho hay, HTX hiện có 16 thành viên, với tổng diện tích canh tác hơn 100ha, đồng thời liên kết sản xuất với khoảng 2.000ha của các hộ dân trồng vải trong và ngoài tỉnh. Ông Bình cho hay, với giá thu mua duy trì ở mức 50.000 - 60.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất, người trồng vải có thể thu lãi khoảng 300 triệu đồng mỗi ha.

Toàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 3.264ha vải, trong đó 2.046 ha cho thu hoạch, với tổng sản lượng ước đạt gần 21.180 tấn (năng suất hơn 10 tấn/ha). Diện tích trồng vải tập trung chủ yếu tại các huyện Ea Kar, Krông Năng, Krông Pắc, M’đrắk…

Tương tự, tại vườn vải của huyện Thanh Hà (Hải Dương), chỉ khoảng hai tuần nữa, những trái vải sẽ cho thu hoạch và là những trái vải sớm đầu tiên của địa phương này. Thời điểm này bà con nông dân đang phải theo dõi và chăm sóc rất cẩn thận để đảm bảo chất lượng. Năm nay, toàn huyện có diện tích canh tác vải là gần 3.300 ha dự kiến thu hoạch sản lượng 35.000 tấn các loại trà vải sớm và vải chính vụ, vải sớm 20.000 tấn, sản lượng gấp đôi năm ngoái.

Hiện tại, đã có 167 mã số vùng trồng XK, xuất sang Trung Quốc, Mỹ, Úc, Thái Lan, Nhật Bản. Các doanh nghiệp, hợp tác xã cho biết năm nay mỗi thị trường XK lại có những yêu cầu khác nhau về mẫu mã, độ ngọt, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, và hiện tại đơn đặt hàng đã tăng rất nhiều so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài XK, các hợp tác xã cũng rất chú trọng chất lượng, kết nối với các hệ thống phân phối để đảm bảo cung ứng những trái vải chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.

Vải thiều 2025 trên cả nước được đánh giá là sẽ được mùa, với sản lượng thu hoạch dự kiến lên tới 303.000 tấn (Ảnh minh họa).

Với vải thiều Bắc Giang, theo UBND tỉnh Bắc Giang, diện tích trồng vải thiều năm 2025 tiếp tục được duy trì ổn định ở mức 29.700ha, với sản lượng ước tính trên 150.000 tấn. Trong đó, diện tích vải chín sớm đạt 8.000ha, sản lượng khoảng 60.000 tấn, chiếm 27% tổng sản lượng. Vải chính vụ chiếm 73% với 21.700ha, sản lượng dự kiến hơn 90.000 tấn.

Đáng chú ý, Bắc Giang đã đề xuất và được Hoa Kỳ chấp thuận bổ sung ba mã số vùng trồng tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên với diện tích 30ha, có hiệu lực từ ngày 20/3/2025.

Ông La Văn Nam, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang cho hay, đối với thị trường trong nước, tỉnh Bắc Giang đã chủ động kết nối ngay từ đầu vụ với các hệ thống phân phối lớn như Tập đoàn Central Retail, MM Mega Market Việt Nam, Saigon Co.op (Co.opmart), WinCommerce (WinMart), cùng các chợ đầu mối và chợ truyền thống tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Đồng Nai và nhiều tỉnh, thành phố khác.

Thị trường XK cũng tiếp tục được mở rộng. Trung Quốc vẫn là thị trường truyền thống với quan hệ hợp tác lâu năm, nhưng tỉnh cũng chú trọng đẩy mạnh XK sang các thị trường tiềm năng như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia, UAE, Singapore, Trung Đông, Thái Lan và Canada. Sản phẩm XK bao gồm cả vải tươi và vải chế biến, nhằm đa dạng hóa sản phẩm và tăng giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, vải thiều Bắc Giang cũng được đưa lên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước, cũng như quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, Zalo, Youtube…

Được biết, vụ vải thiều 2025 trên cả nước được đánh giá là sẽ được mùa, với sản lượng thu hoạch dự kiến lên tới 303.000 tấn. Và với tổng sản lượng này, sẽ có khoảng 60% sản lượng tiêu thụ nội địa và khoảng 40% XK.

Các kênh tiêu thụ nội địa chính vẫn là chợ đầu mối tại các thành phố lớn, tập đoàn có hệ thống bán lẻ rộng khắp… 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu lực chương trình OCOP từ thực tiễn phân hạng sản phẩm tại Hội An: Để sản phẩm đạt sao, đạt tâm và đạt tầm

Nâng cao hiệu lực chương trình OCOP từ thực tiễn phân hạng sản phẩm tại Hội An: Để sản phẩm đạt sao, đạt tâm và đạt tầm

(Thanh tra) - Ngày 12/6/2025, UBND thành phố Hội An ban hành Quyết định số 1641/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng ba sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao. Việc ba sản phẩm “Thọ Mộc trà”, “Ngũ cốc hạt sen mè đen Mẹ Mít” và “Đèn lồng Dé Lantana” được đề nghị công nhận cấp tỉnh không chỉ là thành quả về điểm số, mà còn là dấu ấn của sự vào cuộc đồng bộ từ chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng. Trong bối cảnh vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang xâm nhập nhiều phân khúc hàng hóa, việc bảo vệ và nâng tầm sản phẩm OCOP càng trở nên cấp thiết.

Lâm Ánh

10:20 14/06/2025

Tin mới nhất

Xem thêm