Theo dõi Báo Thanh tra trên
Uyên Uyên
Thứ sáu, 01/11/2024 - 20:52
(Thanh tra) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty liên quan xây dựng các kịch bản về nguồn, truyền tải, phân phối và giá điện. Trong đó, giá năng lượng phải phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và mức chi trả của người dân.
Bộ Công Thương rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện, sớm hoàn thiện dự án Luật Điện lực, trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra, ảnh: TV
Giá điện phải được điều hành không giật cục, có lộ trình phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và mức chi trả của người dân, theo yêu cầu của Thủ tướng.
Thường trực Chính phủ dự báo tăng trưởng điện giai đoạn 2026-2030 dự báo khoảng 12-15% mỗi năm. Tại thông báo kết luận vừa ban hành, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Cùng đó, Bộ Công Thương, Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không giật cục. Ngành điện tăng tiết kiệm chi phí, chuyển đổi số, năng lực cạnh tranh, giảm chi phí.
Bộ Công Thương được giao nghiên cứu chuyển điện nền từ than sang khí, đa dạng hóa các nguồn năng lượng. Thủ tướng lưu ý phát triển năng lượng sạch như điện hạt nhân, mặt trời mái nhà, gió, rác. Việc này góp phần chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn.
Với điện khí, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan tính toán giá mua phù hợp, sát thị trường và tình hình đất nước. Điều này giúp hài hòa lợi ích giữa các bên, tạo động lực và hiệu quả đầu tư để nhà đầu tư có thể tham gia.
Năm 2025, Chính phủ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7% kéo theo tăng trưởng điện từ 12-13%. Như vậy, tổng công suất cần tăng thêm đáp ứng nhu cầu khoảng 2.297 MW.
Để đủ điện, Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả Nghị định 80/2024 về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn. Bộ Công Thương nghiên cứu tăng mua điện từ Lào, thống nhất cho cả giai đoạn 5 năm và điều chỉnh giá nhập khẩu điện phù hợp. Cơ quan này cũng phải tính khả năng tăng nhập từ Trung Quốc để bổ sung cho hệ thống nếu cần.
Bộ Công Thương rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện, sớm hoàn thiện dự án Luật Điện lực, trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra. Việc sửa luật phải theo hướng phân cấp, phân quyền triệt để, xóa cơ chế bao cấp - xin cho, giảm thủ tục hành chính, giấy phép con. Đáng chú ý, nội dung về phát triển năng lượng gió, hạt nhân cũng phải được đưa ra trong lần sửa luật này.
Ngoài ra, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu triển khai nhanh, hoàn thành các dự án nguồn điện nền có quy mô công suất lớn ở miền Bắc. Các dự án được yêu cầu triển khai sớm, gồm: Nhà máy LNG Nghi Sơn - Thanh Hóa (1.500 MW), LNG Quỳnh Lập - Nghệ An (1.500 MW). Cùng đó, các dự án phải khởi công trong quý II/2025, hoàn thành vào 2027 gồm: dự án LNG Quảng Ninh (1.500 MW), LNG Thái Bình (1.500 MW), thủy điện Hòa Bình mở rộng (480 MW), Quảng Trạch I (1.403 MW), Na Dương II (TKV-110MW)...
Cơ quan quản lý ngành Công Thương rà soát để xem xét điều chỉnh Quy hoạch điện VIII cho giai đoạn 2026-2030, trong đó lưu ý quy hoạch nguồn năng lượng gió ngoài khơi.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ ngày 1/10/2022 đến nay, Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 79 cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý, xử phạt thu nộp ngân sách trên 870 triệu đồng.
Thu Huyền
19:42 21/11/2024(Thanh tra) - Cú bứt tốc ngoạn mục vươn lên vị trí số 1 thị trường của VinFast đã truyền cảm hứng để ngày càng nhiều khách hàng tin tưởng, chuyển đổi sang xe điện, góp phần kiến tạo một tương lai xanh bền vững.
Hoàng Nam
15:05 20/11/2024Trần Quý
13:02 20/11/2024Uyên Uyên
14:58 18/11/2024Thái Hải
LA
Phương Anh
Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng