Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Thanh tra Chính phủ ban hành kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân

Thái Hải

Thứ sáu, 11/10/2024 - 14:10

(Thanh tra) - Luật Tiếp công dân đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25/11/2013 và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2014. Để đánh giá kết quả của công tác tiếp công dân và những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc của Luật Tiếp công dân, trên cơ sở đó có các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân và nâng cao hiệu quả của công tác tiếp công dân, Thanh tra Chính phủ xây dựng kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân.

Thanh tra Chính phủ ban hành kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp dân. Ảnh: TH

Mục đích đánh giá khách quan, toàn diện thực tiễn 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân, qua đó xác định những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập của luật và trong việc tổ chức thực hiện Luật Tiếp công dân.

Đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục kịp thời những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn công tác tiếp công dân, làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, bảo đảm phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng về công tác tiếp công dân trong tình hình mới.

Thanh tra Chính phủ yêu cầu, việc tổng kết phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan và toàn diện trên phạm vi toàn quốc, triển khai đến từng bộ, ngành và các địa phương; bảo đảm tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm.

Tổng kết phải đánh giá đúng thực trạng, kết quả công tác tiếp công dân được tổng hợp báo cáo từ các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo đề cương, kèm theo số liệu cụ thể; chú trọng phân tích làm rõ những điểm bất cập, khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp cụ thể trong việc sửa đổi, bổ sung Luật Tiếp công dân.

Việc tổng kết được thực hiện trên phạm vi toàn quốc, tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân, Kiểm toán Nhà nước, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Kỳ tổng kết 10 năm, thời gian lấy thông tin, số liệu thống kê từ ngày 1/7/2014 đến ngày 1/7/2024.

Các cơ quan nêu trên căn cứ điều kiện thực tế và chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động lựa chọn hình thức tổng kết phù hợp, tổng hợp kết quả và gửi báo cáo về Thanh tra Chính phủ trước ngày 15/12/2024.

Sau đó, Thanh tra Chính phủ tổng hợp, xây dựng báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân. Trong trường hợp cần thiết sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến một số bộ ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan để hoàn thiện báo cáo.

Nội dung tổng kết là đánh giá toàn diện việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân; nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật về tiếp công dân trong 10 năm qua (từ 1/7/2014 đến 1/7/2024); trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân trong thời gian tới.

Thanh tra Chính phủ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, địa phuơng thực hiện việc tổng kết theo đúng nội dung và bảo đảm tiến độ theo kế hoạch.

Tổng hợp, xây dựng báo cáo về tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân trong phạm vi toàn quốc, trong đó, tập trung đánh giá kết quả thực hiện công tác tiếp công dân trong 10 năm qua (từ 1/7/2014 đến 1/7/2024) và đánh giá các quy định của pháp luật về tiếp công dân hiện hành, từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân trong thời gian tới.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan khác của Nhà nước tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân trong phạm vi quản lý Nhà nước.

"Các cơ quan trên phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ trong quá trình thực hiện kế hoạch này để bảo đảm việc tổng kết đạt kết quả tốt, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ đề ra; gửi báo cáo kết quả đánh giá, tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân về Thanh tra Chính phủ (qua Vụ Pháp chế), đồng thời gửi bản mềm qua thư điện tử: vuphapche@thanhtra.gov.vn để tổng hợp, xây dựng báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân trong phạm vi toàn quốc", Thanh tra Chính phủ yêu cầu.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm