Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Hiếu
Thứ sáu, 09/08/2024 - 22:21
(Thanh tra) - Báo cáo về tình hình triển khai và kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016 - 2023 của Thanh tra Chính phủ cho thấy mặc dù có quy định ưu tiên nhưng rất khó lựa chọn tiếp nhận, tuyển dụng được công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
Tính đến 30/6/2024, Thanh tra Chính phủ có 7 công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, trong đó có 4 công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Ảnh: LP
Báo cáo cho thấy, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới; Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện; đồng thời chỉ đạo tại các buổi họp giao ban lãnh đạo cấp vụ phải thường xuyên quan tâm quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc đề án.
Các đơn vi, bộ phận có chức năng tham mưu về công tác cán bộ thường xuyên quan tâm, chú trọng chính sách trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật; nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, đạo đức, năng lực trình độ chuyên môn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý Nhà nước.
Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị cụ thể hóa các quy định, chính sách của pháp luật đối với đội ngũ công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số vào các quy chế, quy định của Thanh tra Chính phủ, như công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, công tác đào tạo, thi đua khen thưởng...
Để cụ thể hóa các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, Thanh tra Chính phủ ban hành theo thẩm quyền các quy chế về công tác cán bộ. Các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy định đã lồng ghép và thể hiện được chính sách ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số, nhất là trong tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức đều có quy định cộng điểm ưu tiên cho người dân tộc thiểu số.
Đối với việc thi nâng ngạch thanh tra viên lên thanh tra viên chính, thanh tra viên chính lên thanh tra viên cao cấp, Thanh tra Chính phủ đều có quy định ưu tiên miễn thi ngoại ngữ đối với người dân tộc thiểu số.
Nhiều nội dung ưu tiên đã được đề xuất trong các kế hoạch thực hiện, trong thực tế đối với những trường hợp cụ thể như ưu tiên đưa vào quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, trong đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức là dân tộc thiểu số.
Về công tác tuyển dụng, tiếp nhận, từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức thi tuyển công chức được 2 đợt với tổng số chỉ tiêu là 15 công chức và chủ yếu tuyển dụng bằng hình thức tiếp nhận và tiếp nhận vào làm công chức với 36 trường hợp, nhằm lựa chọn được những người có kinh nghiệm trong công tác, đối tượng là cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, ưu tiên công chức, thanh tra viên đang công tác trong ngành Thanh tra, công chức là người dân tộc thiểu số.
Báo cáo cũng cho thấy, mặc dù có quy định ưu tiên nhưng rất khó lựa chọn tiếp nhận, tuyển dụng được công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số do đặc thù công tác thanh tra phải có kiến thức chuyên môn, tổng hợp cao và có bản lĩnh chính trị vững vàng. Việc tuyển dụng được một số công chức người dân tộc thiểu số thường được ưu tiên tuyển dụng vào các đơn vị làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, theo dõi địa bàn, nhất là những địa phương có nhiều dân tộc và người dân tộc sinh sống.
Trong công tác đề bạt, bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ luôn quan tâm, tạo điều kiện, chính sách ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số trong toàn ngành Thanh tra nói chung và đối với Cơ quan Thanh tra Chính phủ nói riêng khi có điều kiện, vị trí bổ nhiệm.
Trong giai đoạn từ ngày 1/1/2016 đến 31/12/2023, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số là 10 người, trong đó, giữ chức vụ lãnh đạo quản lý là 6; tính đến 30/6/2024, Thanh tra Chính phủ có 7 công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số trong đó có 4 công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Mặc dù số lượng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ (7/641= 0,9%) nhưng theo yêu cầu, nhiệm vụ công tác của Thanh tra Chính phủ nên các cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số thuộc Thanh tra Chính phủ đều có trình độ đại học trở lên và về cơ bản đạt chuẩn ngạch và vị trí việc làm.
Việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với người dân tộc thiểu số tại Thanh tra Chính phủ chủ yếu là nhằm hoàn thiện những điều kiện bổ trợ cho tiêu chuẩn ngạch chức danh công chức và hạng viên chức, kết hợp việc cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Do đặc thù, Thanh tra Chính phủ chưa có quy định cụ thể riêng về chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với người dân tộc thiểu số nhưng trên thực tế đều ưu tiên tạo điều kiện tối đa đối với cán bộ, công chức, viên chức trong việc cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và ngoài nước và đào tạo, bồi dưỡng để thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.
Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2023, Thanh tra Chính phủ đã cử 1.307 lượt công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, trong đó 100% công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số đều được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm, theo chức danh nghề nghiệp.
Công tác quy hoạch và bổ sung quy hoạch cán bộ, lãnh đạo quản lý được Thanh tra Chính phủ triển khai thường xuyên, gắn với việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Do đặc thù và số lượng biên chế được giao rất thấp, Thanh tra Chính phủ chưa xây dựng quy định riêng, cụ thể về chính sách ưu tiên quy hoạch đối với người dân tộc thiểu số; nội dung này chủ yếu thể hiện trong kế hoạch và quá trình tổ chức thực hiện, phấn đấu cơ cấu tỷ lệ có cán bộ trẻ, người dân tộc thiểu số và trong thực tế khi phải lựa chọn quy hoạch, bổ nhiệm trong số những người có điều kiện, tiêu chuẩn ngang nhau thì ưu tiên người dân tộc thiểu số và được thảo luận dân chủ, công khai từ cơ sở.
Hàng năm, Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn việc thi nâng ngạch thanh tra viên lên thanh tra viên chính, thanh tra viên chính lên thanh tra viên cao cấp, trong đó đều có quy định ưu tiên miễn thi ngoại ngữ đối với người dân tộc thiểu số.
Năm 2018, 2019, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức kỳ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh. Tuy nhiên, về nguyên tắc có quy định trường hợp các thí sinh đạt kết quả ngang nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì lựa chọn người dân tộc thiểu số trúng tuyển. Chất lượng công tác thi nâng ngạch chủ yếu kết hợp với việc thực hiện chính sách cán bộ, chính sách tiền lương.
Mặt khác, do đặc điểm, tình hình, Thanh tra Chính phủ chưa thực hiện được chính sách ưu tiên đãi ngộ đối với công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số về chính sách cán bộ; theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, Thanh tra Chính phủ không ban hành chính sách đặc thù mà chủ yếu thực hiện theo các quy định chung của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Quốc hội cần ban hành nghị quyết chuyên đề về chính sách ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số. Chính phủ cần nghiên cứu và có các quy định về chính sách ưu tiên cụ thể đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số trong từng ngành, lĩnh vực để thuận tiện cho việc tổ chức thực hiện.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đón chào năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đặt nền tảng vững chắc để đất nước bứt phá, ấn phẩm Thanh tra Xuân Ất Tỵ gồm 80 trang nội dung, đánh dấu chặng đường 80 năm vẻ vang của ngành Thanh tra Việt Nam, với những bài viết tập trung vào các vấn đề quan trọng, khẳng định Việt Nam đủ thế và lực bước vào kỷ nguyên mới.
TKBT
(Thanh tra) - Ngày 15/1, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra theo chuyên đề công tác quản lý thăm dò, khảo sát, quy hoạch, cấp phép, khai thác, vận chuyển đối với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại một số tỉnh thuộc khu vực 1 (Bắc Giang, Hải Dương, Phú Thọ). Phó Tổng Thanh tra Dương Quốc Huy chủ trì buổi công bố.
Thái Hải
Phương Anh
Nam Dũng
Trần Quý
Trần Kiên
Trọng Tài
TC
Trọng Tài
TKBT
PV
Hương Trà
Trần Quý
Trần Quý
Nam Dũng
T.Vân
Hải Hiếu
PV