Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 03/12/2021 - 13:56
(Thanh tra) - Ngày 3/12, Viện Chiến lược Khoa học Thanh tra tổ chức tọa đàm khoa học trực tuyến với chủ đề “Chính sách thuế trong các đơn vị sự nghiệp công lập”. Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra Phạm Thị Thu Hiền chủ trì buổi tọa đàm.
Tọa đàm khoa học trực tuyến với chủ đề “Chính sách thuế trong các đơn vị sự nghiệp công lập”. Ảnh: TH
Tại tọa đàm, các đại biểu đã được nghe bà Xuân Thị Quỳnh Anh, Phòng Thanh tra, Kiểm tra số 5, Cục Thuế TP Hà Nội giải đáp các vướng mắc liên quan đến thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, việc tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó thuế TNCN được các đại biểu quan tâm, bởi cơ chế đặc thù của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Bà Quỳnh Anh cho biết, theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021 thì 5 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thanh tra Chính phủ thuộc vào nhóm 2, 3, 4 bao gồm:
Nhóm 2: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên, tức là đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này bằng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm chi đầu tư từ nguồn Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí (không bao gồm khấu hao tài sản cố định).
Nhóm 3: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên là đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này từ 10% đến dưới 100%, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí và được phân loại như sau: Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên. Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên. Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên.
Nhóm 4: Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên gồm các đơn vị sự nghiệp công có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này dưới 10% và đơn vị sự nghiệp công không có nguồn thu sự nghiệp.
Bà Quỳnh Anh cho biết, về thuế TNCN được thực hiện theo quy định của Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN số 26/2012/QH13; Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 và Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính.
Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN là thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; từ trúng thưởng; từ bản quyền hay quà tặng...
Về giảm trừ gia cảnh theo Nghị quyết 954/2020 ngày 2/6/2020 quy định đối với bản thân là 11 triệu đồng/tháng; đối với mỗi người phụ thuộc 4,4 triệu đồng/tháng (52,8 triệu đồng/năm). Đối với các trường hợp đã tạm nộp thuế theo mức giảm trừ gia cảnh trước ngày 1//7/2020 được xác định lại số thuế TNCN phải nộp theo mức giảm trừ gia cảnh mới quyết toán thuế TNCN năm 2020.
Miễn thuế với các trường hợp: Theo Khoản 2, Điều 79, Luật số 38, đối với cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế TNCN từ tiền lương, tiền công từ 50 ngàn đồng trở xuống.
Điểm d.3 khoản 6 Điều 8 Nghị định 126 quy định cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế trong các trường hợp sau đây: Có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ các trường hợp sau: cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống.
Cũng theo Điều 32 Nghị định 126 cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập: cơ quan thuế xác minh thông tin (xác định chính xác nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế), từ đó ban hành quyết định cưỡng chế. Chỉ khấu trừ một phần tiền lương, tiền công hoặc một phần thu nhập tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định cưỡng chế.
Bà Quỳnh Anh chia sẻ thêm, tỷ lệ khấu trừ không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hàng tháng; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.
Hạn nộp quyết toán thuế TNCN mẫu 05/QT-TNCN năm 2020 là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (31/03/2021). Hạn nộp quyết toán thuế TNCN mẫu 02/QT-TNCN năm 2020 là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (30/04/2021).
Về quyết toán TNCN, cá nhân trực tiếp khai quyết toán thuế theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này bao gồm: Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công tại một nơi và thuộc diện tự khai thuế trong năm thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân trực tiếp khai thuế trong năm.
“Trường hợp cá nhân có thu nhập tiền lương, tiền công tại hai nơi trở lên bao gồm cả trường hợp vừa có thu nhập thuộc diện khai trực tiếp, vừa có thu nhập do tổ chức chi trả đã khấu trừ thì cá nhân nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi có nguồn thu nhập lớn nhất trong năm. Trường hợp không xác định được nguồn thu nhập lớn nhất trong năm thì cá nhân tự lựa chọn nơi nộp hồ sơ quyết toán tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức chi trả hoặc nơi cá nhân cư trú”, bà Quỳnh Anh chia sẻ.
Kết thúc buổi tọa đàm, đại biểu tham dự đều cho rằng, cách tính thuế hiện nay khá phù hợp với các đơn vị sự nghiệp khi được phân chia nhóm. Kết quả của tọa đàm giúp các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thanh tra Chính phủ hiểu rõ hơn về cách tính thuế TNCN phù hợp với đơn vị mình.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 4/12, Ban Nội chính Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức hội nghị kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý năm 2024. Ông Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Văn Thanh
18:54 04/12/2024(Thanh tra) - Bộ Tài chính chiều nay (4/12) cho biết, trong tháng 11/2024, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã triển khai thực hiện 7.351 cuộc thanh tra, kiểm tra tại đơn vị; kiểm tra 116.249 hồ sơ tại trụ sở cơ quan.
Trần Quý
18:53 04/12/2024Cảnh Nhật
17:41 04/12/2024N. Phó - L. Bằng
17:20 04/12/2024Vũ Linh
16:50 04/12/2024Trọng Tài
12:17 04/12/2024Thu Anh
Trọng Tài
Thu Huyền
Bùi Bình
Phương Hiếu
Văn Thanh
Kim Thành
Bùi Bình
Cảnh Nhật
Lê Hữu Chính