Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người tố cáo có quyền được yêu cầu bảo vệ

Thứ năm, 18/10/2012 - 07:01

(Thanh tra) - Đó là một trong những điểm mới của Nghị định số 76/2012/NĐ-CP (NĐ 76) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo (TC) vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ ký ban hành. Nhân dịp này, PV Báo Thanh tra đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Kim, hàm Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ.

Ông Nguyễn Văn Kim, hàm Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ.

Người đại diện phải là người đi tố cáo

+ Ngày 20/11 tới đây, NĐ 76 có hiệu lực, thay thế các quy định về TC và giải quyết TC trong NĐ số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/1/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại (KN), TC và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KN, TC. Ông có thể cho biết, so với NĐ trước đó, NĐ 76 có điểm gì mới?

- Điểm mới đầu tiên trong NĐ tôi muốn đ ề cập đến là quy định về trường hợp cử người đại diện trình bày TC. Được kế thừa và tiếp tục ghi nhận, nhưng lần này cụ thể, chặt chẽ và khoa học hơn để thuận lợi cho việc thực hiện. Trước đây, Luật TC ghi nhận trường hợp nhiều người cùng TC về 1 nội dung nhưng không qui định việc cử người đại diện như thế nào để trình bày với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

NĐ quy định về trách nhiệm cử người đại diện. Trường hợp nhiều người cùng TC về 1 nội dung thì phải cử người đại diện đến trình bày với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Người được cử đại diện phải là 1 trong những người đi TC. Trường hợp có từ 5 đến 10 người TC thì được cử 1 hoặc 2 người đại diện; từ 10 người trở lên có thể cử thêm, nhưng tối đa không quá 5 người.

Văn bản cử người đại diện phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người đại diện đối với TC bằng đơn còn TC trực tiếp thì người đại diện phải thay mặt người TC trình bày với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, không được vượt quá nội dung được uỷ quyền.  Đặc biệt, phải trình bày trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã trình bày.

+ Đấy là trách nhiệm của người đi TC, còn trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng TC thì sao, thưa ông?

- Đây cũng là điểm rất mới của NĐ 76. Trên thực tế hiện có nhiều trường hợp không chỉ TC mà còn KN, kiến nghị, phản ánh tập trung đông người  tại các cơ quan Nhà nước gây ra những khó khăn phức tạp, mất ổn định an ninh trật tự, gây khó khăn trong việc giải quyết. Đây là 1 đòi hỏi, vì vậy về mặt lâu dài cần có văn bản có tầm pháp lý cao quy định cụ thể về về đề KN, TC, phản ánh đông người. Dự kiến, tới đây, Quốc hội sẽ xây dựng 2 D.A Luật là Luật Biểu tình và Luật Về trưng cầu dân ý. Nếu ban hành được 2 luật này sẽ rất tốt để thực hiện và cũng là cơ sở để điều chỉnh các điều khoản luật sau này.

Trước mắt, để khắc phục tình trạng này, NĐ 76 quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người TC cùng một nội dung.

NĐ quy định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền, đặc biệt là thủ trưởng các cơ quan quản lý từ cấp xã, huyện, tỉnh đến Trung ương khi công dân tập trung tại các cơ quan cấp xã, huyện, tỉnh, tại trụ sở tiếp công dân. Trách nhiệm chính là của chủ tịch UBDN các cấp nhưng cơ quan công an địa bàn cũng có vai trò quan trọng trong việc phối hợp, hướng dẫn công dân thực hiện đúng quyền và trách nhiệm hay xử lý những trường hợp lợi dụng TC để gây rối.

NĐ cũng quy định rõ trách nhiệm của từng cấp khi việc TC xảy ra, đặc biệt là phối hợp trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giải thích hướng dẫn công dân đang tập trung tại các cơ quan Trung ương tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh về nơi cư trú. Trường hợp cần thiết, áp dụng biện pháp cưỡng chế đưa công dân về địa phương. Tuy nhiên, có những trường hợp vì hoàn cảnh lý do khó khăn, cần có hỗ trợ nhất định để người dân trở về địa phương thuận lợi. Qua đó tạo sự tin tưởng đối người người dân cũng như giữa người dân đối với các cơ quan, tổ chức đoàn thể.

 Nội dung nữa cũng hết sức quan trọng là việc công khai kết luận nội dung TC, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị TC. Nội dung này đã được đề cập trong Luật, nhưng chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, hình thức công khai. Mục 3 Chương 2  của NĐ đã quy định cụ thể công khai nội dung TC, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị TC. Trong đó quy định về các hình thức công khai như công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị TC công tác; niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức giải quyết TC trong thời hạn 15 ngày; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Nhiều biện pháp bảo vệ người tố cáo

+ NĐ 76 đề cập đến các biện pháp bảo vệ người TC và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người TC. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?

- Đây là nội dung rất quan trọng và là điểm nhấn của NĐ 76. NĐ đã dành hẳn 1 chương quy định cụ thể, rõ hơn về các biện pháp bảo vệ bí mật thông tin người TC; bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các quyền nhân thân khác của người TC và người thân thích của người TC; Bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người TC, người thân của người TC. Đồng thời xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện.

NĐ quy định, trách nhiệm bảo vệ trước hết thuộc về người có thẩm quyền giải quyết KN, TC. Bên cạnh đó, cơ quan công an có thể áp dụng biện pháp để bảo vệ người TC và người thân của người TC.

Ngoài ra, có quy định về quy trình tiến hành, trước hết là người đi TC thấy được nguy cơ đe doạ hoặc nguy cơ đó có thể xâm phạm đến mình và người thân thì có văn bản đề nghị tới cơ quan có thẩm quyền. Trên cơ sở xem xét thấy có nguy cơ thì tuỳ theo chức năng nhiệm vụ, các cơ quan có thẩm quyền và tổ chức cá nhân áp dụng biện pháp cho phù hợp.

Đây là nội dung mới, quan trọng, là sự tiến bộ trong quy định pháp luật về TC cũng như pháp luật chung mà từ trước đến nay chưa được đề cập đến. Các chuyên gia nước ngoài sau khi nghiên cứu cũng đã ghi nhận, đánh giá đây là quy định tốt, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ người TC, động viên, khuyến khích những người TC đúng với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc phát hiện TC những hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, để áp dụng được vào thực tiễn cũng không phải là dễ, vì các biện pháp bảo vệ người TC rất khó, phức tạp, lại liên quan đến vấn đề bảo đảm việc thực hiện đặc biệt là kinh phí khi áp dụng các biện pháp thay đổi chỗ ở, nơi làm việc hoặc thay đổi hình dạng bên ngoài. Hy vọng, trong quá trình tổ chức thực hiện sẽ rút được kinh nghiệm để từ đó có những điểu chỉnh cụ thể, sát thực hơn.

Nội dung mới nữa được đề cập đến trong NĐ 76 là vấn đề khen thưởng đối với người có thành tích trong việc TC. Thực tế, có những người dũng cảm đấu tranh, không sợ khó khăn đứng ra đấu tranh nhưng không được ghi nhận, thanh toán hay hỗ trợ những thiệt hại bỏ ra nên chưa động viên khuyến khích người dũng cảm dám đấu tranh. NĐ này đã quy định cụ thể hơn về nguyên tắc khen thưởng, ghi nhận các hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng. Ví dụ như tặng huân chương, bằng khen, giấy khen hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc TC, phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật được các cơ quan, đơn vị cấp cơ sở trở lên công nhận.

+ Xin cảm ơn ông!

Hiếu - Dung

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Qua thanh tra, kiểm tra chuyên ngành phát hiện 349 trường hợp sai phạm

Ninh Thuận: Qua thanh tra, kiểm tra chuyên ngành phát hiện 349 trường hợp sai phạm

(Thanh tra) - Trong năm 2024, toàn ngành Thanh tra tỉnh Ninh Thuận phát hiện 349 trường hợp sai phạm (89 tổ chức, 260 cá nhân); ban hành 327 quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xử lý khác với tổng số tiền 15.625,6 triệu đồng (đã thu nộp ngân sách 4.755,7 triệu đồng, số còn lại tiếp tục đôn đốc thực hiện).

Lâm Ánh

07:00 12/12/2024
Thanh tra tỉnh Đồng Tháp: Phong trào thi đua luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành

Thanh tra tỉnh Đồng Tháp: Phong trào thi đua luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành

(Thanh tra) - Năm 2024, được sự quan tâm và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, sự quan tâm Tỉnh ủy và UBND tỉnh, phong trào thi đua của Thanh tra tỉnh Đồng Tháp được triển khai đầy đủ, kịp thời. Việc tổ chức triển khai phong trào thi đua luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, gắn với các hoạt động chuyên môn, các nhiệm vụ trọng tâm cụ thể…

Thu Huyền

06:00 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm