Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Từ 1/8: Phạt tới 50 triệu đồng khi vi phạm về thuế, phí

Thứ ba, 07/06/2016 - 09:18

(Thanh tra) - Theo hướng dẫn của Nghị định 49/2016/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí, lệ phí gian lận, trốn nộp đối với hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định. Mức phạt tối đa là 50 triệu đồng.

Đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1,5 triệu đồng.

Phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo tổ chức, doanh nghiệp (DN) không đủ điều kiện đặt in hóa đơn, trừ trường hợp cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản khi nhận được đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in của tổ chức, DN theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Mức phạt này cũng áp dụng với các hành vi lập thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung, không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định,

Nghị định cũng bổ sung quy định phạt tiền từ 4 - 8 triệu đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự cố bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.

Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.

Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.

Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.

Mức phạt 4 - 8 triệu đồng còn được áp dụng với các hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa cung ứng dịch vụ; lập hóa đơn không theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn; ngày ghi trên hóa đơn đã lập trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế; lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê; lập sai loại hóa đơn theo quy đinh của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế.

Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung một số điều quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá. Đặc biệt, nghị định quy định: Tước có thời hạn thẻ thẩm định viên về giá; đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; đình chỉ có thời hạn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; đình chỉ quyền tự in hóa đơn, quyền khởi tạo hóa đơn điện tử; đình chỉ in hóa đơn.

Bên cạnh đó, buộc nộp vào Quỹ Bình ổn giá số tiền do trích lập, sử dụng, hạch toán và kết chuyển không đúng Quỹ Bình ổn giá; nộp ngân sách Nhà nước số tiền có được do hành vi vi phạm; trả lại khách hàng số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra…

Thùy Dương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm