Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tỉ trọng chi lương của Việt Nam cao gấp ba Singapore

Thứ hai, 11/12/2017 - 14:31

Theo WB, chi lương đã và đang tăng nhanh trong nhiều năm qua, tỉ trọng chi lương so với GDP bình quân 6,5% trong giai đoạn 2009-2012, cao gấp đôi Indonesia và Hàn Quốc, cao gấp ba so với Singapore.

Ban lãnh đạo và các chuyên gia kinh tế của WB Việt Nam, trong đó có ông Sudhir Shetty, Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á Thái Bình Dương của WB (giữa) tại buổi họp báo

Tại buổi công bố báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) sáng 11-12, bà Vũ Hoàng Quyên, chuyên gia kinh tế của WB Việt Nam, đã trình bày báo cáo cải thiện hiệu quả, hiệu suất và tính công bằng trong chi tiêu công của Việt Nam.

Theo đó, dù tỉ trọng chi đầu tư giảm xuống, song chi tiêu của Chính phủ vẫn ở mức cao so với GDP. Tỉ trọng chi thường xuyên tăng lên, do tăng chi tiêu cho an sinh xã hội, chi lương tiền công và trợ cấp và cả chi trả lãi, trả nợ.

Tỉ trọng chi đầu tư, mặc dù giảm so với tổng chi ngân sách Nhà nước, nhưng vẫn cao hơn so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Chuyên gia của WB nhấn mạnh mức độ phân cấp chi đầu tư ở Việt Nam thuộc dạng cao nhất thế giới, trong khi phối hợp cấp vùng còn hạn chế, dẫn đến nguồn lực bị dàn trải, các dự án bị dàn trải quá mỏng ở nhiều nơi, chưa đạt được hiệu quả tối đa, dẫn đến chậm tiến độ, cắt giảm và nợ đọng

Báo cáo về chi tiêu công của WB cho thấy chi lương đã và đang tăng nhanh. Tổng chi lương của chính phủ hiện ở mức cao so với các quốc gia trong khu vực, tương đương các quốc gia thu nhập trung bình. Cụ thể, tỉ trọng chi lương so với với GDP bình quân 6,5% trong giai đoạn 2009-2012, cao gấp đôi Indonesia và Hàn Quốc, cao gấp ba so với Singapore.

Chuyên gia WB phân tích nguyên nhân chi lương tăng là do tăng biên chế và tăng lương cơ sở. Biên chế những năm qua vẫn tăng khá nhanh, đặc biệt cấp địa phương

Ghi nhận thành tựu trong lĩnh vực giáo, dục, y tế song chuyên gia của WB cho rằng vẫn có cơ hội nâng cao hiệu suất trong các lĩnh vực này. Chi tiêu cho dược phẩm tại Việt Nam ở mức cao, chiếm tới 43% chi tiêu cho y tế (hay 2,7 % GDP năm 2010). mức chi tiêu này cao hơn so với các quốc gia láng giềng và mức bình quân của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (16% chi tiêu cho y tế hay 2% GDP)

Nhấn mạnh việc chênh lệch giá thuốc đấu thầu giữa các địa phương trước đây, chuyên gia WB ủng hộ tiến tới đấu thầu tập trung, đặc biệt với các dòng thuốc phổ thông.

Theo D.Ngọc/Nld.com.vn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm