Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 12/12/2017 - 10:25
(Thanh tra) - Theo nhận định tại Báo cáo Điểm lại, một ấn phẩm bán thường niên về tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) được ra mắt ngày 11/12, dự báo, tăng trưởng GDP dự kiến đạt 6,7% trong năm nay.
WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến đạt 6,7% trong năm 2017. Ảnh: TQ
Báo cáo cho thấy, sức cầu trong nước mạnh hơn, các ngành chế tạo và chế biến định hướng xuất khẩu đạt kết quả tốt, ngành nông nghiệp đang từng bước phục hồi. Đáng chú ý, ngành chế tạo và dịch vụ lần lượt đạt mức tăng trưởng 7,3% và 12,8% so với cùng kỳ, là các yếu tố tạo động lực cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,4% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2016.
"Nhìn về trung hạn, tăng trưởng được dự báo sẽ ổn định ở mức khoảng 6,5%, lạm phát dự kiến vẫn ở mức thấp", báo cáo nêu.
"Đà tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn được đẩy mạnh và thương mại toàn cầu đang hồi phục trong năm 2017. Nhờ thu nhập tăng lên và tỷ lệ nghèo giảm xuống, nền kinh tế Việt Nam có thêm một năm khởi sắc với tăng trưởng cao và kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định", ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam cho biết.
Lạm phát thấp và mức lương thực tế tăng giúp duy trì sức cầu trong nước và tiêu dùng tư nhân ở mức cao. Đồng thời, kinh tế toàn cầu khởi sắc cũng trợ lực cho ngành nông nghiệp, các ngành chế tạo định hướng xuất khẩu của Việt Nam. Số lượng việc làm tiếp tục tăng với 1,6 triệu việc làm mới được tạo ra trong ngành công nghiệp chế tạo trong ba năm qua và 700.000 việc làm mới được bổ sung ở các ngành xây dựng, bán lẻ và dịch vụ, góp phần tăng tổng năng suất lao động. Nhu cầu lao động cao hơn góp phần khiến lương tăng nhanh, với mức lương tăng khoảng 15% từ năm 2014 - 2016.
"Tuy đã có tiến triển về giải quyết nợ xấu, nhưng những rủi ro vẫn còn, chẳng hạn như tỷ lệ an toàn vốn ở một số ngân hàng còn chưa được đảm bảo, nhất là trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng cao", WB dự báo.
"Tình hình tài khóa đang được thắt chặt hơn, dẫn đến bội chi ngân sách giảm xuống và tốc độ tăng nợ công được kiềm chế. Tuy nhiên, cắt giảm đầu tư công xuống còn 16% tổng chi trong 6 tháng đầu năm 2017 so với 25% trong những năm qua chưa hẳn đã được cho là bền vững về lâu dài khi Việt Nam vẫn cần đầu tư nhiều cho hạ tầng để hỗ trợ tăng trưởng trong tương lai", WB khuyến nghị.
Báo cáo ghi nhận, cải cách cơ cấu chậm cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi hiện nay, nhất là khi tốc độ tăng đầu tư đang yếu đi. Tăng cường khả năng chống chịu về kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu là hướng đi để nâng cao tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn.
Theo ý kiến của ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt nam, cải cách cơ cấu vẫn là ưu tiên trọng tâm trong điều kiện tăng trưởng năng suất chưa cao. Trên cơ sở những tiến triển đạt được, Việt Nam có thể tiếp tục nâng tốc độ tăng năng suất qua đầu tư vào kỹ năng và hạ tầng cần có đồng thời tăng cường chiều sâu cải cách về môi trường kinh doanh, khu vực ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long