Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 19/05/2015 - 10:57
(Thanh tra) - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình vừa có báo cáo gửi các vị Đại biểu Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc chất vấn và trả lời chất vấn.
Báo cáo nêu, các tổ chức tín dụng đã được kiểm soát và xử lý một bước theo các phương án cơ cấu lại đều có tình hình hoạt động ổn định và cải thiện cho nên nguy cơ đổ vỡ hệ thống đã được đẩy lùi, tài sản Nhà nước và quyền lợi người gửi tiền được đảm bảo góp phần giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội. Các vi phạm về tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn, vi phạm về cấp tín dụng đang được khắc phục, xử lý quyết liệt.
Nhiều năm nay, nhiều người dân đến Đại biểu Quốc hội đều có chung sự quan tâm lớn: Thực chất nợ công, nợ xấu của Việt Nam là bao nhiêu, nợ công có xu hướng tăng nhưng khả năng trả nợ có tăng đồng biến để hạn chế rủi ro? Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, cuối tháng 12/2014 tỷ lệ nợ xấu chiếm 3,25% tổng dư nợ, trong khi cùng kỳ của năm 2013, tỷ lệ nợ xấu là 3,61% tổng dư nợ. 2 tháng đầu năm 2015, nợ xấu tăng. Theo lý giải của các chuyên gia kinh tế, mức tăng này phù hợp với quy luật bởi nợ xấu thường tăng vào đầu năm và giảm vào cuối năm nên không đáng lo ngại.
Năm nay, tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ dự kiến khoảng 16,1% tổng thu ngân sách. Như vậy mức trả nợ dự kiến tăng so với 2 năm trước (năm 2013 trả nợ 15,2%, năm 2014 trả nợ 13,8%). Vấn đề đặt ra là: Tăng tỷ lệ trả nợ công của năm nay và các năm tiếp theo trong điều kiện phần tăng chỉ đáp ứng được một phần tăng chi ngân sách hàng năm như hiện nay.
Mỗi năm, Việt Nam vay khoảng 4 đến 5 tỷ USD. Nhiều năm qua nợ công của Việt Nam đã tăng nhanh, cụ thể: Năm 2010 nợ công chiếm tỷ lệ 51,7% GDP, đến năm 2014 nợ công tăng lên 60,3% GDP và cuối năm 2015 dự kiến tăng lên 64% GDP.
Theo quy định của Nghị quyết Quốc hội, nợ công không được vượt quá 65% GDP, nợ nước ngoài không vượt quá 50% GDP. Như vậy, mức nợ công của Việt Nam vẫn trong giới hạn an toàn, đành rằng nợ đã tăng sát trần. Áp lực trả nợ là rất lớn, nhưng không thể không vay tiền trong nước và nước ngoài để tiếp tục đầu tư.
Trong khi hoạt động đầu tư ở nhiều ngành, nhiều nghề, nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương đã bộc lộ tình trạng tham nhũng, có nhiều dự án kém hiệu quả, lãng phí bên cạnh chi thường xuyên tăng nhanh trong khi chi phí đầu tư có dấu hiệu giảm. Thực tế này đã và đang gây lo lắng, bức xúc trong toàn xã hội.
Để khắc phục được tình trạng trên, từ Chính phủ xuống tận địa phương phải đồng hành, đồng lòng kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng đồng thời với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công. Có như thế thì dòng tiền huy động trong và ngoài nước mới phát huy hiệu quả tối đa. Theo đó sự bức xúc lo lắng của người dân cũng sẽ giảm.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1383/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Mã chứng khoán RDP) số tiền 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024TC
19:00 10/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên