Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 02/02/2014 - 19:16
(Thanh tra) - Nhiều chuyên gia nhận định, năm 2014 kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng cao hơn. Từ Quý IV/2013 đến nay, đã xuất hiện luồng vốn lớn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam. Nếu Việt Nam tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mộ, tái cấu trúc nền kinh tế, thì 2014 tăng trưởng sẽ cao hơn năm 2013. Một mùa Xuân mới lại đến với sự mở đầu nhiều thử thách và cơ hội. Vấn đề là chúng ta cần có niềm tin và hy vọng cho sự bứt phá trong việc tái cơ cấu và cải cách nền kinh tế đang dần vươn lên.
Xử lý nợ xấu tốt sẽ giúp nền kinh tế “thanh lọc cơ thể”, các ngân hàng trở nên lành mạnh, tạo đà để kinh tế tăng trưởng bền vững.
Vượt qua thử thách
Năm 2013, DN vẫn tiếp tục khó khăn. Nhiều DN phải đối mặt với nợ xấu do đầu tư sai trước đây (vào bất động sản, chứng khoán), chi phí đầu vào tăng mạnh trong khi giá không tăng, làm cho lợi nhuận ngày càng ít ỏi, có khi lỗ vốn. Bên cạnh đó, các DN cũng thể hiện yếu kém về năng lực tài chính, năng lực sáng tạo, năng lực điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Nhiều DNNN cũng gặp khó khăn, nộp ngân sách giảm kỷ lục. Sức mua của người dân đã xuống mức rất thấp, thể hiện rõ rệt qua sự ế ẩm của nhiều loại hàng hóa và tồn kho hàng công nghiệp cao hơn năm 2012 khoảng 9,4%.
Dù thách thức của năm 2013 là rất lớn, nhưng chúng ta đã vượt qua bằng sự tăng trưởng như một điểm sáng đáng trân trọng. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, để đảm bảo hiệu quả và bền vững trong vận hành nền kinh tế, cần kết hợp hài hòa giữa các giải pháp cơ bản, linh hoạt và dài hạn. Thực tế, tăng trưởng kinh tế 2013 chủ yếu dựa vào FDI và xuất khẩu, mà DN FDI chiếm đến 65% kim ngạch xuất khẩu GDP năm 2013 tăng trưởng cao hơn 2012, lạm phát thấp hơn, tỷ giá ổn định, lãi suất tín dụng giảm đáng kể. Xuất nhập khẩu vượt kế hoạch. Thu hút và giải ngân vốn ODA, FDI đều rất khả quan. Thị trường tiền tệ ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) dồi dào, lãi suất huy động, cho vay giảm nhanh (từ tháng 8/2011 đến nay, NHNN đã có 8 lần hạ lãi suất điều hành, lãi suất cho vay đã giảm mạnh từ mức 17 - 19% xuống còn 8 - 12%)…
Việc đẩy nhanh tái cơ cấu nền kinh tế cũng nhận được sự đồng thuận rất lớn. Trong 3 trụ cột tái cơ cấu (tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu DNNN và tái cơ cấu hệ thống NHTM), tái cơ cấu hệ thống NHTM được đặc biệt quan tâm vì ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế. Theo NHNNVN, quá trình tái cơ cấu ngân hàng đã đạt được một số kết quả ban đầu, như thanh khoản hệ thống được đảm bảo, đã xử lý được 9 ngân hàng yếu kém. Trật tự thị trường huy động vốn được thiết lập, lãi suất giảm nhanh, các NHTM đã tích cực trích lập dự phòng rủi ro, xử lý nợ xấu. Hệ thống tổ chức tín dụng đã chủ động và kiên định đổi mới toàn diện, áp dụng các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế (Basel II)...
Năm 2013 đã đi qua với bao thách thức. Đó là tình trạng tăng trưởng tín dụng thấp, DN chưa thể hồi phục và thêm khó khăn với “núi” hàng hóa tồn kho bởi thị trường trầm lắng. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản thì vẫn tiếp tục đóng băng, dù đã có nhiều chủ trương, chính sách “bơm” phá băng… Tuy vậy, nhưng xu hướng kinh tế cho thấy có sự tăng trưởng dần, với GDP tăng 5,4%. Năm 2014 này, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Do đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,8%, cần phải có nhiều giải pháp đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong việc tái cấu trúc nền kinh tế.
Mùa Xuân hy vọng
Năm 2014, còn 2 vướng mắc là quá trình cải cách khu vực DNNN và nợ xấu. Hai việc này như hai bệ đỡ nâng tầm tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam. Vấn đề cải cách DNNN đã nhắc đến và vận hành từ 2 năm qua, nhưng thực tế thì chưa có tín hiệu gì khởi sắc. Tình trạng này chắc chắn sẽ kéo dài do có nhiều sự ràng buộc đan xen, rất khó giải quyết sớm được. Theo đó, việc giải quyết nợ xấu trong năm tới vẫn chưa được triệt để, là do thị trường mua bán nợ xấu chưa được thành lập. Và khi thị trường mua bán nợ xấu không có một cách thực sự, thì dòng tiền không có chỗ để chảy vào. Hiện nay, vẫn đang xử lý nợ xấu theo những hướng khác nhau nhưng chỉ là các biện pháp kỹ thuật, mang tính hành chính hoặc hạch toán mang tính chuyển đổi từ sổ này sang sổ kia. Nguyên tắc của giải quyết nợ xấu là khi một lượng tiền đang bị kẹt ở một nơi nào đó thì cần một dòng tiền mới chảy vào nền kinh tế, nhưng hiện nay chúng ta chưa có cơ chế để thực hiện việc này.
Do đó, năm 2014, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức. Đó là tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp, cân đối ngân sách còn nhiều thách thức và các DN vẫn chưa thực sự thoát khỏi khó khăn; sức mua kém, tồn kho vẫn cao… Nguyên nhân chủ yếu là do tổng cầu của nền kinh tế vẫn còn yếu, khiến cho mức tăng giá thấp. Dòng tín dụng chưa được hấp thụ tốt, cầu tiêu dùng trong nước còn yếu khiến sản xuất khó tăng trưởng mạnh.
Tuy vậy, nhưng các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, còn có những cửa lớn đang mở ra mang đầy sắc Xuân đến với chúng ta. Vừa qua, Việt Nam đã đàm phán và ký kết được 8 hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) và Hiệp định có nội dung tương tự. Trong đó, có các hiệp định thực hiện thỏa thuận khi tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới, Hiệp định đầu tư và kinh doanh với Mỹ, hay 6 FTA với các đối tác trong khu vực. Triển khai tốt và tận dụng những lợi thế do những hiệp định này mang lại sẽ tạo ra nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu. Chính phủ cũng đang chỉ đạo Bộ Công thương và các Bộ, ngành tích cực thúc đẩy đàm phán ký kết 6 FTA khác, trong đó, quan trọng là TPP, FTA với EU, với Liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazakstan, với Hàn Quốc và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực…
Niềm vui từ nội lực của nền kinh tế đang dần hồi phục là chỉ số xuất khẩu tăng trưởng mạnh từ tháng 9/2013 (9%), đặc biệt xuất khẩu của DN trong nước đã gia tăng hơn so với thời điểm những tháng đầu năm. Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài tăng mạnh vào VN, lãi suất và tỷ giá ổn định. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng, năm 2014, mức độ đầu tư sẽ đạt tăng trưởng từ 5,8 - 6%. Đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, việc giải ngân tốt hơn do các động lực của các chính sách kinh tế mà VN tham gia. Mặt khác, năm 2014, quy mô đầu tư công sẽ rất lớn do việc ứng dụng nguồn vốn từ năm 2016 chuyển nhanh. Lĩnh vực đầu tư công lớn sẽ thúc đẩy nhiều yếu tố của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực kinh tế tư nhân.
Các chuyên gia nhận định: Mục tiêu xuất khẩu năm 2014 tăng 10% hoàn toàn có thể đạt được nhờ các chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu ngày càng hoàn thiện theo hướng tích cực. Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn thuộc hàng tiêu dùng, nguyên phụ liệu thiết yếu do vậy ít thuộc diện cắt giảm tại các thị trường chủ chốt, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU… Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực như: Điện tử, máy tính, linh kiện và dệt may, giày dép vẫn còn rất tiềm năng. Nhiều DN dệt may, giày dép đã nhận được đơn hàng Quý I và II/2014.
Mùa Xuân 2014 đã đến, hương Xuân mang niềm vui và hy vọng cho muôn người. Trong năm mới này, Chính phủ tiếp tục kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát chặt chẽ, tối ưu hóa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, phân bổ vốn đầu tư hợp lý nhằm tạo điều kiện hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, hồi phục và mở rộng sản xuất. Trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định này, chúng ta có thêm hy vọng về những bước đi lên vững chắc của nền kinh tế đang từng bước vươn lên.
Duy Khanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1383/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Mã chứng khoán RDP) số tiền 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024TC
19:00 10/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang