Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều dịch vụ y tế sẽ giảm

Thứ sáu, 15/06/2018 - 06:32

(Thanh tra)- Bộ Y tế mới đây đã xây dựng Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC với hướng dẫn cụ thể về thanh toán và thay đổi 6 giá khám bệnh theo hạng bệnh viện, 42 giá ngày giường theo hạng bệnh viện và 40 dịch vụ kỹ thuật (chủ yếu là các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm, X quang, MRI, CT scanner, PET-CT; Nội soi tai mũi họng, y học cổ truyền, phục hồi chức năng…). Theo đó, giá khám bệnh giảm 15-20%, giá ngày giường điều trị giảm từ 2-10% theo từng hạng bệnh viện, giá 40 dịch vụ y tế xu hướng giảm nhiều.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, tuy chỉ điều chỉnh một số dịch vụ (đa số là giảm giá) nhưng Bộ trưởng Y tế cũng khẳng định điều này sẽ tác động lớn đến khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế vì đây là các dịch vụ sử dụng nhiều, điều chỉnh để giảm tần suất sử dụng. Lần điều chỉnh này, chủ yếu là điều chỉnh giảm số lượt khám/bàn khám, công suất sử dụng máy móc, thiết bị, giường bệnh; nhất là các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện tăng do được đầu tư, nâng cấp, thông tuyến, người bệnh sử dụng nhiều hơn nên giảm được chi phí; nhiều loại vật tư, hóa chất giá giảm so với trước đây do hiệu quả của công tác đấu thầu.

“Việc điều chỉnh này không ảnh hưởng các đối tượng người nghèo, cận nghèo. Trong khi chất lượng dịch vụ y tế vẫn phải bảo đảm, việc điều chỉnh này sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của các cơ sở khám bệnh”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiến hành khảo sát tổng thể, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước để xây dựng giá dịch vụ y tế theo hướng phân loại để giảm bớt số lượng dịch vụ y tế hiện nay (hơn 18.000 dịch vụ), sắp xếp lại theo nguyên tắc thuận lợi cho quản lý, dễ thực hiện cho các cơ sở y tế và bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế; làm căn cứ để ban hành định mức, xây dựng giá của các dịch vụ này (mức giá gồm chi phí trực tiếp, tiền lương (theo lương cơ sở 1.390.000 đồng) và chi phí quản lý.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 85/NĐ-CP, trong đó đặc biệt lưu ý tăng nhân lực cho các bệnh viện để nâng cao chất lượng; giao tự chủ cho các bệnh viện/trung tâm y tế huyện phù hợp để giảm áp lực tự chủ tài chính.

Hiện Bộ Y tế đã và đang triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và giám định, thanh toán bảo hiểm y tế trong toàn ngành, nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch trong cung ứng dịch vụ y tế, trong giám định chi phí và thanh toán bảo hiểm y tế.

Việc sớm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo tính kịp thời, minh bạch trong giám định và thanh toán chi phí, đồng thời đảm bảo quản lý sử dụng dịch vụ y tế khi có thông tuyến khám chữa bệnh, đảm bảo kiểm soát việc tiếp cận và cung ứng dịch vụ y tế đối với người có thẻ bảo hiểm y tế phù hợp, hiệu quả, tránh người bệnh và người cung cấp dịch vụ lạm dụng.

Theo thông tin từ Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, từ đầu năm 2018 đến nay đã có hơn 73,5 triệu hồ sơ được 12.307 cơ sở khám chữa bệnh gửi lên, với tổng số chi phí khám chữa bệnh tương ứng trên 46.000 tỷ đồng. Trong số 73,5 triệu hồ sơ có hơn 72,5 triệu hồ sơ đã được gửi sang đề nghị giám định thanh toán với tổng số tiền đề nghị thanh toán trên 45.000 tỷ đồng. Tỷ lệ liên thông dữ liệu toàn quốc đạt 97,6% (12.307 cơ sở khám bệnh chữa bệnh gửi dữ liệu/12.614 cơ sở khám bệnh chữa bệnh ký hợp đồng khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế).

Bộ Y tế đang nghiên cứu xây dựng 1 phần mềm thống nhất tại trạm y tế tuyến xã, qua đó sẽ quản lý đồng bộ các hoạt động như dự phòng, dân số - kế hoạch hóa gia đình, quản lý sức khỏe cá nhân, khám chữa bệnh…

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm