Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 22/04/2014 - 07:38
(Thanh tra)- Như nhiều nước khác, khi đạt được mức thu nhập trung bình, Việt Nam quan tâm ngay đến nguy cơ vướng bẫy thu nhập trung bình (TNTB) liên quan đến các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động và năng suất tổng hợp, chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các chỉ số xếp hạng toàn cầu của quốc gia…
Nguy cơ Việt Nam vướng bẫy TNTB là rất lớn. Ảnh: Trần Quý
Hiện kinh tế Việt Nam đang ở vị trí nào đã “vướng bẫy” hay chưa vẫn đang còn nhiều ý kiến trái chiều. GS Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản, người có 20 năm nghiên cứu về kinh tế Việt Nam nhận định: Việt Nam đang bắt đầu rơi vào bẫy TNTB với các dấu hiệu: Tăng trưởng GDP của Việt Nam chậm lại; năng suất lao động kém; chuyển dịch cơ cấu ở Việt Nam chỉ mang tính hình thức; Việt Nam đã bị trì trệ trong các bảng xếp hạng toàn cầu và Việt Nam đã gặp các vấn đề nảy sinh do tăng trưởng như ô nhiễm, tham nhũng, bong bóng bất động sản, chênh lệch giàu nghèo... “Cơ cấu kinh tế của Việt Nam so với cách đây 20 năm có thay đổi nhưng nhìn kỹ thì không rõ. Việt Nam xuất khẩu 65% là hàng chế biến chế tạo, nhưng hầu hết là xuất khẩu của khu vực FDI. Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ xuất khẩu được hàng dệt may, da giày, nông sản... nên một phần quan trọng trong tăng trưởng của Việt Nam không phải do bản thân Việt Nam làm ra mà từ nguồn lực bên ngoài” - GS Kenichi Ohno dẫn chứng.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế trong nước, nền kinh tế Việt Nam hiện đang đối mặt với “nguy cơ” rơi vào bẫy TNTB và Việt Nam buộc phải vượt qua bằng việc áp dụng hiệu quả hệ thống các giải pháp một cách mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Trong đó, giải pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định là đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu ngành nghề sản xuất công nghiệp.
TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển nhận định Việt Nam chưa rơi vào bẫy TNTB. “Việt Nam mới bước vào mức thu nhập trung bình thấp từ năm 2001 như vậy còn 15 năm để tránh bẫy. Nhưng, những năm gần đây tăng trưởng chậm lại và kém bền vững, cho thấy vẫn rất cần cảnh báo về nguy cơ này” - ông Hồ nói.
Còn TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, Việt Nam đang có nguy cơ rơi vào bẫy, những dấu hiệu mà GS. Kenichi Ohno chỉ ra là có cơ sở.
“Tình hình Việt Nam đang rất khó khăn và nguy cơ vướng bẫy TNTB là đã thấy, nhưng quan trọng là Việt Nam đang có nhiều cơ hội thoát ra và phải nhanh thoát khỏi tình trạng tăng trưởng chậm lại hiện nay” - PGS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định.
Để vượt qua được bẫy TNTB, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần có những giải pháp căn cơ hơn trong việc dịch chuyển mô hình kinh tế mở rộng về số lượng sang nâng cao về chất lượng, để có thể lấp đầy những “khoảng trống” trong lợi thế so sánh.
GS Kenichi Ohno đề xuất, Việt Nam phải có sự thay đổi từ tư duy chính sách, bên cạnh tầm nhìn chính sách cần có những cam kết mạnh mẽ, đòi hỏi kết quả và chấp nhận những rủi ro. Các cuộc thảo luận chính sách như hiện nay cần phải được chuyển sang các kế hoạch hành động và có giám sát cụ thể với thời hạn rõ ràng.
TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, Việt Nam cần đưa nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao, phải thực hiện các giải pháp mạnh tay để vượt qua những khó khăn hiện nay nhằm tạo nền tảng cho tăng trưởng sau này. “Chúng ta ngày càng tụt hậu xa hơn về mức thu nhập bình quân đầu người so với các nước xung quanh. Bên cạnh, mức năng suất lao động của Việt Nam cũng ở mức thấp và bằng khoảng 12% - 13% của Nhật, 30% của Thái Lan, 50% của Indonesia... Trong khi đó, một số động thái gần đây cho thấy việc thay đổi tư duy, nhấn mạnh tăng trưởng dịch vụ cao, song giảm tăng trưởng công nghiệp, điều này là rất nguy hiểm bởi nguy cơ đói nghèo có thể quay lại,” ông Cung khuyến cáo.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1383/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Mã chứng khoán RDP) số tiền 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024TC
19:00 10/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang