Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lãi giảm sút, doanh thu 6 tháng đầu năm của SCIC cũng 'tụt lùi' 46% so với cùng kỳ

Công Minh

Thứ hai, 24/07/2023 - 10:41

(Thanh tra) - Theo danh sách thoái vốn đợt 1 của năm nay, SCIC dự kiến sẽ thoái 73 doanh nghiệp, bao gồm một số doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và giao dịch trên UPCoM.

SCIC dự kiến sẽ thoái 73 doanh nghiệp, bao gồm một số doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và giao dịch trên UPCoM. Nguồn ảnh: TL

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2023 với tổng doanh thu đạt 2.663 tỷ đồng, giảm mạnh 46% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.209 tỷ đồng, cũng giảm hơn 9% con số thực hiện cùng kỳ năm ngoái.

Lãnh đạo SCIC cho biết, nửa đầu năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp và bất ổn, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định nhưng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức: Tăng trưởng thấp hơn mục tiêu, năng lực nội tại doanh nghiệp chưa phục hồi sau dịch COVID-19, chi phí sản xuất tăng do lạm phát và lãi suất tăng cao, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, khó khăn về thị trường xuất khẩu do suy thoái kinh tế thế giới, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh, biến đổi khí hậu, hạn hán và tình trạng thiếu điện...

Thực tế, nguồn thu chính hàng năm của SCIC đến từ cổ tức và lợi nhuận được chia.

Năm 2022, SCIC thu về 7.625 tỷ đồng từ cổ tức và lợi nhuận được chia, tăng 76% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, SCIC lại phải trích lập dự phòng giảm giá khoản đầu tư gần 3.420 tỷ và lỗ hơn 3.108 tỷ đồng từ công ty liên doanh liên kết. Kết quả, SCIC lãi ròng 3.074 tỷ đồng năm 2022, giảm hơn 63% so với năm 2021 và là mức thấp nhất kể từ khi công bố báo cáo tài chính (2013).

Trong 6 tháng đầu năm nay, SCIC đã tiếp nhận chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP (mã DVN). Phần vốn có giá trị 1.540 tỷ đồng, chiếm 65% tổng vốn điều lệ của DVN. Đến 30/6/2023, danh mục doanh nghiệp của SCIC có 113 cái tên với tổng vốn nhà nước theo giá trị sổ sách là 49.353 tỷ đồng, trên tổng số vốn điều lệ là 168.121 tỷ đồng.

Theo danh sách thoái vốn đợt 1 của năm nay, SCIC dự kiến sẽ thoái 73 doanh nghiệp, bao gồm một số doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và giao dịch trên UPCoM gồm CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP), Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex - mã SEA), Tổng Công ty Licogi (mã LIC) , CTCP Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC), CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (mã HND), CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (mã QTP),...

SCIC tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp quản trị thông qua vai trò cổ đông Nhà nước, tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động, xử lý tồn tại phát sinh tại các doanh nghiệp trong danh mục, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty có quy mô vốn lớn, mới tiếp nhận có tình hình tài chính phức tạp.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(Thanh tra) - Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31/1/2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.

16:43 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm