Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hiểu luật để đấu tranh với cạnh tranh không lành mạnh

Chủ nhật, 21/07/2013 - 11:53

(Thanh tra) - Hiện nay, hành vi cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra ngày càng phức tạp thông qua các thủ thuật chuyển giá, cản trở, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để thôn tính doanh nghiệp (DN). Do vậy, để tồn tại và phát triển, DN cần hiểu luật để đối phó.

Khốn đốn vì cạnh tranh không lành mạnh

Theo thống kê của Tổng cục Thuế, hiện cả nước có hơn 9.000 DN FDI đến từ 45 quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam. Không phủ nhận những đóng góp của các DN này vào việc tăng cường năng lực và sức cạnh tranh cho nền kinh tế, tuy nhiên, hiện cũng có hàng loạt DN trong và ngoài nước liên tục báo lỗ.

Số liệu từ Ban chỉ đạo Đổi mới phát triển DN cho biết: Có lỗ phát sinh trong năm 2012 của các đơn vị là 2.253 tỷ đồng, trong đó, hơn 10 đơn vị có lỗ lũy kế kéo dài trong nhiều năm. Đáng nói là, có một số DN FDI dù báo lỗ nhưng vẫn không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, điều này không chỉ làm thất thu thuế Thu nhập DN, mà còn tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, khiến nhiều DN Việt Nam điêu đứng.

Chủ tịch Hiệp hội bia rượu, nước giải khát Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Việt cho hay, trước sự cạnh tranh của các “đại gia” nước ngoài, hiện nay chỉ có một số ít DN đồ uống trong nước còn tồn tại. Không ít DN tên tuổi có mặt đầu tiên trên thị nước uống như Tribeco Sài Gòn đã trở thành nạn nhân của việc cạnh tranh không lành mạnh, nên phải giải thể rơi vào tay Uni Prensident, một cổ đông lớn nhất của Tribeco Sài Gòn.

Không chỉ với riêng ngành Giải khát, Đồ uống, hiện nay, thực trạng cạnh thiếu lành mạnh ở nhiều DN FDI đang diễn ra ngày càng nhiều và tinh vi thông qua các thủ thuật chuyển giá như: Nâng giá trị mua bán nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ, phí quản lý... tạo nên tình trạng lỗ giả lãi thật, gây thất thu ngân sách, làm cho đa số bên Việt Nam phải rút khỏi liên doanh, DN trở thành 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tiêu biểu như các sản phẩm kem đánh răng Dạ Lan, P/S, Phở 24, Highlands Coffee, Bibica...

Giải pháp cho doanh nghiệp trong nước?

Nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương Lương Văn Tự cho biết, trong WTO cạnh tranh là một trong những nguyên tắc quan trọng để phát triển. Tuy nhiên, để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, cho các DN trong thời gian tới, ông Tự khuyến nghị, cần nghiên cứu và sửa đổi một số văn bản luật pháp không đáp ứng được yêu cầu; hoàn chỉnh các hàng rào kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế để bảo vệ sản xuất; tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý để kiểm tra, kiểm soát và xử phạt nghiêm những DN vi phạm luật cạnh tranh, bán phá giá, làm hàng nhái, chuyển giá và chuyển thuế; tăng cường năng lực của các hiệp hội ngành hàng để phát hiện và kiến nghị với các cơ quan quản lý những biện pháp phù hợp để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.

Đối với các DN có chiến lược phát triển thị trường, thương hiệu, cần khẩn trương đăng ký thương hiệu ở những nước mình có sản phẩm xuất khẩu, tránh trường hợp bị mất thương hiệu như cà phê Buôn Mê Thuột mới đây.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương Trần Anh Sơn chia sẻ, để tồn tại và phát triển được DN cần có đủ tri thức để nhận biết, đồng thời cần phải hiểu luật để chủ động đối phó với những hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh nhằm trước hết là bảo vệ chính mình, sau đó là phục vụ việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thanh Loan

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm