Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giảm điều kiện vay quý hơn giảm lãi suất

Thứ sáu, 07/11/2014 - 08:01

(Thanh tra)- Đã 1 tuần kể từ thời điểm Ngân hàng (NH) Nhà nước quy định giảm trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn về 5,5%/năm, thị trường đã có phản hồi: Lượng tiền gửi ở các NH không biến động lớn, một số khách hàng rút tiền gửi chuyển sang mua USD, các doanh nghiệp (DN) vẫn khó tiếp cận vốn.

D.A Venus của Tập đoàn Đầu tư Quốc tế GIICO có giá trị đầu tư trên 2 tỷ USD đang thật sự khát vốn. Ảnh: Thế Lữ

Lãi suất giảm vẫn chưa vui

Theo nhận xét của một số cán bộ thuộc phòng thị trường một số NH lớn trên địa bàn Hà Nội, hầu hết cá nhân và tập thể gửi tiền tiết kiệm chỉ chọn thời hạn 6 tháng trở lại. Nhóm khách hàng gửi cả năm ít. Chính vì vậy, khi điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi thì NH được lợi, trong khi các DN thường vay trung và dài hạn, lãi suất vẫn ở mức trung bình 11%/năm.

Điều các DN mong muốn là lãi suất cho vay giảm xuống 10%/năm.

Hiện, chỉ có một số DN xuất khẩu còn “sống” được. Trong khi đó, một số DN sản xuất hàng tiêu dùng nội địa không bán được, do vậy họ không có nhu cầu vay vốn.

Nghịch lý ở chỗ, nhiều DN “khát” tiền để duy trì hoạt động, tạo việc làm cho công nhân thì lại không vay đâu ra tiền. Họ chấp nhận cả mức vay trung hạn 11%/năm như hiện nay. Nhưng để đáp ứng các điều kiện vay quả là khó, bởi NH yêu cầu 3 điều kiện: Tài sản thế chấp, phương án kinh doanh và phương án trả nợ.

Khảo sát trong cộng đồng DN Việt Nam, hầu hết các DN nhỏ và vừa (NVV) đều thiếu tài sản thế chấp, những tài sản họ có đều đã thế chấp trước đây. Số lượng DNNVV chiếm 95% tổng số DN Việt Nam. Họ cho rằng: Giảm điều kiện vay quý hơn giảm lãi suất. Lãi suất như hiện tại họ chấp nhận làm ăn không có lãi, nhưng vẫn duy trì được hoạt động để chờ thời, còn hơn là giải thể hoặc phá sản.

Mong tiếp cận vốn

Để góp phần tháo gỡ rào cản, giúp DN tiếp cận được vốn vay, ông Phạm Công Tham, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cho rằng: “Một số nước có chính sách riêng đối với Hội DNNVV như hỗ trợ thủ tục xuất khẩu, hỗ trợ vay vốn... Ở ta, sự hỗ trợ này chưa được nhiều. Trong khi NH phải thẩm định rất chặt chẽ thực lực của DN mới quyết định cho vay. Nhược điểm lớn nhất hiện nay của nhóm DN này là: Tiềm lực vốn ít, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, đặc biệt các báo cáo tài chính của họ thiếu chặt chẽ, thường hay bỏ qua các quy định quan trọng báo cáo tài chính. Nhiều DN thuê kế toán ngoài, chất lượng của các bản báo cáo có độ tin cậy chưa cao, cho nên NH họ nghi ngờ về thực lực của DN. Theo tôi, các DN nên tới các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán ký hợp đồng để họ giúp mình một bản báo cáo khách quan, minh bạch. Hiện mức thuê rất dễ dàng chấp nhận. Có được bản báo cáo tài chính minh bạch thì NH mới tin, xem xét nới lỏng điều kiện vay”.

Phía DN cũng phàn nàn khi điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi thì NH được lợi lớn, việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay bao giờ cũng có độ trễ, phần thiệt thuộc về DN.

Ông Hà Mạnh Dũng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư Quốc tế GIICO cho biết, tập đoàn tôi có dự án (D.A) Venus Cát Bà, rộng 310 ha, tổng mức đầu tư trên 2 tỷ USD. Để khởi động D.A, tôi phải thế chấp một D.A khác có giá thị trường hiện nay khoảng 5 triệu USD, nhưng chỉ vay được 1 triệu USD và thời gian thẩm định cũng mất 3 - 4 tháng. Tỷ trọng cho vay quá thấp so với giá trị thực của tài sản. NH nên đánh giá sát với thực tế hơn. Chúng tôi hướng tới vay nguồn vốn nước ngoài. Điều này được Chính phủ đồng ý. Lãi suất vay khoảng 3%/năm (gồm lãi suất và các khoản chi phí) thời hạn vay 10 năm, trong đó có 3 năm ân hạn. Quy đổi ra VNĐ, mức lãi suất vay chỉ tương đương 1/3 so với mức vay trung và dài hạn hiện nay đối với vay trong nước. Song, khó khăn ở chỗ cần phải có NH bảo lãnh. Chúng tôi kiến nghị NH Nhà nước sớm phát hành bảo lãnh để DN tiếp cận được vốn rẻ từ nước ngoài”.

Quan điểm của ông Hà Mạnh Dũng cũng là quan điểm của phần đông thành viên Hiệp hội DN Công thương Việt Nam. Hiện, lộ trình giảm thuế nhập khẩu đang diễn ra chóng vánh, vì Việt Nam đã là thành viên WTO, cho nên hàng nội và hàng ngoại sẽ cạnh tranh khốc liệt cả về chất lượng và giá cả, giá đường và giá phân bón thời gian qua là thí dụ điển hình. Việc điều chỉnh sớm lãi suất cho vay xuống dưới 11%/năm sẽ giảm được một phần chi phí đầu vào, nhưng điều DN mong muốn là NH hưởng lãi ít để chia sẻ khó khăn cùng DN, bởi chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay vẫn đang ở mức 4%, nên  điều chỉnh giảm xuống mức 2,5 - 3% là hợp lý.

Theo các chuyên gia kinh tế, muốn vực DN dậy thì phải phối hợp đồng bộ các giải pháp. Việc hạ lãi suất phải đi cùng với các giải pháp chống tồn kho, kích thích tiêu thụ hàng hóa, đồng thời phải cải thiện được năng lực của khối DN NVV. Khối này đang có đóng góp lớn cho an sinh xã hội, tạo việc làm cho rất nhiều người từ nông thôn, vùng sâu vùng xa đến thành thị.

Thế Lữ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm