Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dự án Luật Thuế GTGT (sửa đổi) dự kiến sẽ được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật năm 2024

(Theo TCT)

Thứ ba, 12/12/2023 - 11:43

(Thanh tra)- Dự kiến, chương trình Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 13 - 14 và ngày 18/12/2023). Tại phiên họp, đối với công tác xây dựng pháp luật, UBTVQH sẽ xem xét đề nghị bổ sung một số dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trong đó có dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT sửa đổi).

Quang cảnh Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chính sách thuế GTGT hiện hành cần tiếp tục được hoàn thiện

Theo chương trình, đối với công tác xây dựng pháp luật, UBTVQH sẽ xem xét đề nghị bổ sung một số dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trong đó có dự án Luật Thuế GTGT (sửa đổi). Theo Bộ Tài chính, việc xây dựng Luật Thuế GTGT (sửa đổi) nhằm mở rộng cơ sở thu thuế; nghiên cứu sửa đổi một số quy định để chống gian lận và chống thất thu thuế GTGT, đảm bảo thu đúng thu đủ vào ngân sách Nhà nước (NSNN).Bộ Tài chính cho biết, Luật Thuế GTGT (sửa đổi) được thông qua ngày 3/6/2008 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khoá XII có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 để thay thế cho Luật Thuế GTGT năm 1997 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT năm 2003, năm 2005. Luật Thuế GTGT đã qua 03 lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2013, 2014 và năm 2016 để xử lý các bất cập phát sinh trong thực tiễn và phù hợp với yêu cầu quản lý thuế trong từng giai đoạn.Các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thuế GTGT trong thời gian qua đã đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội như góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô; khuyến khích DN tăng cường quản trị kinh doanh, phòng ngừa các hành vi lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT; tháo gỡ khó khăn, khuyến khích DN, cá nhân và tổ chức khác đầu tư, sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững; đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế, ổn định nguồn thu NSNN.Tuy nhiên, với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và xu hướng phát triển thời gian tới, chính sách thuế GTGT hiện hành đã phát sinh một số hạn chế nhất định cần tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện để phát huy hơn nữa vai trò của thuế GTGT.Các nội dung cần nghiên cứu sửa đổiCần thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT; nghiên cứu sửa đổi mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT cho phù hợp với thực tế; thu hẹp đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 5% theo định hướng nêu tại Chiến lược cải cách hệ thống thuế; nghiên cứu điều chỉnh tăng mức thuế suất phổ thông (10%) cho phù hợp trong quá trình chuyển đổi, tái cơ cấu nền kinh tế; nghiên cứu sửa đổi quy định về giá tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản cho minh bạch, thống nhất cách hiểu giữa người nộp thuế và cơ quan thuế; sửa đổi quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào để tăng cường ngăn chặn gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế GTGT, chống thất thu ngân sách; tiếp tục sửa đổi một số thủ tục hoàn thuế để tạo điều kiện hơn nữa cho DN đầu tư, đổi mới công nghệ thông qua đó tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của DN.Những vấn đề cần nghiên cứu sửa đổi nêu trên là yêu cầu của thực tiễn cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Thuế GTGT để giải quyết những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện nhằm đáp ứng với yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội và quản lý thuế, phù hợp với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh phát triển.Việc xây dựng Luật Thuế GTGT (sửa đổi) nhằm mục tiêu: Mở rộng cơ sở thu thuế; nghiên cứu sửa đổi một số quy định để chống gian lận và chống thất thu thuế GTGT, đảm bảo thu đúng thu đủ vào NSNN. Sửa đổi bất cập trong quy định hiện hành để bảo đảm tính minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện Luật.Mở rộng cơ sở thu thuế; sửa đổi một số quy định để chống gian lận và chống thất thu thuế GTGTBộ Tài chính đề xuất 4 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng luậtChính sách 1: Mở rộng cơ sở thuế (thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng chịu thuế GTGT 5%). Giải pháp thực hiện là nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 5 Luật Thuế GTGT để thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT (chuyển một số hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế 5% hoặc 10%); nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều 8 Luật Thuế GTGT để thu hẹp đối tượng chịu thuế 5% (chuyển một số dịch vụ sang đối tượng chịu thuế 10%).Chính sách 2: Sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính. Mục tiêu của chính sách này nhằm thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt và ngăn chặn gian lận trong việc khấu trừ, hoàn thuế GTGT, phòng chống rửa tiền, hạn chế gian lận để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.Chính sách 3: Sửa đổi để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Giải pháp được Bộ Tài chính đưa ra là nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 5 và Điều 7 Luật Thuế GTGT để sửa đổi, bổ sung một số quy định về đối tượng không chịu thuế và giá tính thuế để đồng bộ với quy định của các luật khác có liên quan (Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật trồng trọt; Luật chứng khoán).Chính sách 4: Sửa đổi để đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 8 Luật Thuế GTGT để sửa đổi, bổ sung quy định về thuế suất đối với dịch vụ xuất khẩu để tránh vướng mắc trong thực hiện; nghiên cứu áp dụng mức thuế suất phổ thông phù hợp. Nhận diện các hành vi gian lận thuế GTGT phổ biến Gian lận thuế GTGT tại các doanh nghiệp (DN) vẫn là vấn đề nan giải trong suốt những năm qua. Dựa trên báo cáo từ lực lượng Thanh tra ngành Tài chính, nhiều tổ chức, cá nhân có dấu hiệu gian lận hàng tỷ đồng thuế GTGT. Trước những hành vi gian lận ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, các cơ quan quản lý vẫn chưa thể giải quyết triệt để dù đã đưa ra nhiều giải pháp. Song, bất kể là hành vi được thực hiện dưới hình thức nào, nó đều gây ra những tổn hại nhất định tới NSNN, tạo áp lực lớn cho các cơ quan quản lý, khiến môi trường DN cạnh tranh trở nên không lành mạnh, gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Các hành vi gian lận thuế GTGT rất đa dạng, được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Điển hình như: Một là,việc DN thực hiện giảm thuế GTGT đầu ra phải nộp, tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ; Vượt qua sự kiểm soát của các cơ quan thuế, các DN thường lợi dụng kẽ hở trong các quy định để gian lận trong hoàn thuế GTGT. Vốn dĩ ban đầu, các hành vi không mấy phức tạp. Để được hoàn lại thuế về mức 0% hay giảm thuế, các DN đã tìm cách lập hồ sơ hàng bán ra là hàng xuất khẩu. Bởi dựa trên quy định của Nhà nước, suất thuế GTGT của các DN xuất khẩu hàng hóa là 0%. Tuy nhiên, các hành vi ngày càng trở nên phức tạp hơn. Đặc biệt, trường hợp DN được thành lập và đăng ký kinh doanh nhiều sản phẩm, hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhưng lại không có kho hàng hay trụ sở. Mục đích mà các DN này được lập ra là để bán hóa đơn GTGT cho các DN khác - các DN đang tìm cách hợp thức hóa bán hàng buôn lậu trốn thuế và ăn chặn tiền hoàn thuế. Hai là đối với trường hợp gian lận nhờ tăng thuế GTGT đầu vào do xuất phát từ quy định DN có thể tự in ấn và sử dụng hóa đơn thuế GTGT mua bán nội địa trong chính sách quản lý thuế. Lợi dụng kẽ hở này, một số DN tương tự in ấn và phát hành hóa đơn. Họ tạo ra một lượng lớn hóa đơn và tự hợp thức hóa cho nguồn gốc của các lô hàng xuất khẩu đi nước ngoài. Theo đó, nhiều DN đã lợi dụng việc làm hóa đơn bất hợp pháp, bao gồm hóa đơn chưa hết giá trị sử dụng hoặc chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn giả hay hóa đơn của các đơn vị đã bị hủy bỏ địa chỉ kinh doanh để hợp thức hóa việc khấu trừ thuế GTGT. Ba là,các DN kê khai khấu trừ các hóa đơn nhưng không mang theo tên hay mã số thuế của đơn vị mà dùng với mục đích cá nhân. Hoặc, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ nhưng không phải là phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất - kinh doanh. DN kê khai thuế được khấu trừ không trùng khớp với ngày chứng từ nộp thuế ở giai đoạn nhập khẩu. Hoặc phân bổ sai hoặc không phân bổ thuế đầu vào cho mặt hàng không chịu thuế và chịu thuế. Trường hợp các DN thực hiện để gian lận thuế GTGT là giảm thuế đầu ra. Khai thiếu thuế đầu ra là một trong những hành vi sai phạm phổ biến. Để thực hiện điều này các DN sẽ bán hàng nhưng không xuất hóa đơn, mục đích là giấu doanh thu đầu ra để tránh nộp thuế, thậm chí là chiếm đoạt thuế. Bốn là,với các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hay kinh doanh bất động sản, hoặc thực hiện hành vi gian lận bằng cách xuất hóa đơn sớm, hoặc chưa thu tiền của khách hàng ngay cả khi dự án, dịch vụ đã được thực hiện. Đối với các DN hoạt động trong hàng hóa tiêu dùng nội bộ, họ cố tình khai thiếu hoặc không khai thuế GTGT đầu ra, bởi họ cho rằng cơ quan thuế sẽ không đả động đến. Đối với gian lận bằng cách điều chỉnh thuế GTGT đầu vào và ra không dựa theo quy định. Thực tế cho thấy, một số cán bộ thanh tra thường không để ý tới các thông tin quản lý điều chỉnh tăng và giảm thuế GTGT ở kỳ trước, mà chỉ tập trung vào việc chấm hóa đơn. Đây là lỗi sai đến từ người đi đầu, song các DN lại tận dụng lỗi sai này để điều chỉnh giảm doanh thu cũng như thuế đầu ra và tăng thuế đầu vào của kỳ trước. Sự điều chỉnh này diễn ra mà không có hóa đơn, cũng không được chứng minh. Mục đích chính là để giảm thuế đầu ra của kỳ này, hoặc tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sang kỳ nộp tiếp theo. Năm là,một trường hợp điển hình nữa, đó là DN cố tình xác định sai thuế suất đối với dịch vụ, hàng hóa. Theo đó, DN “nhập nhèm” thuế suất là một trong những chiêu trò cũng khá phổ biến của các DN trốn thuế. Hành vi này bộc phát từ kẽ hở trong chính sách kích cầu để giảm khó khăn cho các DN của Chính phủ. Nhiều DN cố tình kê sai thuế suất thuế đầu ra GTGT của các mặt hàng chịu 10% thành mặt hàng chịu dưới 5%. Có khi các mặt hàng chịu thuế lại được liệt kê vào mục mặt không chịu thuế. Trong khi một số DN kinh doanh hàng hóa được ưu đãi thuế suất còn cố tình khai man để được hoàn thuế hoặc tăng khấu trừ. * Theo Tổng cục Thuế, thuế GTGT đối với DN là nghĩa vụ và trách nhiệm, với Nhà nước là nguồn thu. Để DN thể hiện đúng vai trò trách nhiệm của mình, việc nắm các thông tin về phương pháp tính, mức thuế là điều quan trọng. Còn đối với những vấn đề thường gặp hay những sai sót thường xảy ra, NNT hãy chú ý cẩn thận hơn trong kê khai để không mắc phải những lỗi không đáng có, gây ảnh hưởng đến lợi ích và danh tiếng của DN, cũng như giảm thiểu những bất cập xảy ra trong quá trình thực hiện khai báo và đóng thuế của DN. Có thể khẳng định, gian lận thuế dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ gây ra tổn thất cho NSNN. Để có thể ngăn chặn được mầm mống gian lận, bên cạnh việc cơ quan thuế cần tiếp tục siết chặt hơn trong công tác quản lý thì vai trò tự giác chấp hành pháp luật thuế của NNT là rất quan trọng. Từ đó mới có thể minh bạch trong công tác thu ngân sách, góp phần tạo môi trường bình đẳng trong sản xuất kinh doanh giữa các DN và NNT.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hoàn thành việc đối chiếu sinh trắc học đối với khách hàng trước ngày 1/1/2025

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hoàn thành việc đối chiếu sinh trắc học đối với khách hàng trước ngày 1/1/2025

(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.

Nguyễn Điểm

17:59 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm