Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 27/04/2021 - 06:00
(Thanh tra)- Thời gian qua, trong quá trình hoạt động, cùng với cả hệ thống, Agribank chi nhánh huyện Mỹ Tú luôn bám sát địa bàn hoạt động, định hướng phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương để triển khai các gói tín dụng phù hợp nên đã đầu tư tín dụng cho vay các dự án phát triển kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi gia trại, các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cao.
Từ nguồn vốn vay của Agribank, ông Trần Thanh Cao có điều kiện thực hiện mô hình trồng thanh long ruột đỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao
Cùng với lãnh đạo Agribank chi nhánh huyện Mỹ Tú, chúng tôi tìm đến nhà ông Trần Thanh Cao, ngụ ấp Phương Bình 2, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, để tham quan mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo chia sẻ của ông Cao, trong những năm qua, nông dân trên địa bàn xã chủ yếu trồng lúa, mía rồi cây tràm, tuy nhiên hiệu quả kinh tế mang lại không cao do điệp khúc “mất mùa, được giá; được giá thì mất mùa” nên bà con chuyển sang trồng những loại cây có múi, như: Cam, quýt, bưởi…
Với các lại cây này thì thời gian đầu cho hiệu quả kinh tế nhưng gần đây bắt đầu bị sâu và đặc biệt là bệnh vàng lá nên nông dân phải mất nhiều chi phí trong việc chăm sóc, kèm với đó là năng suất giảm, giá cả bấp bênh nên bà con gặp rất nhiều khó khăn.
Với thực trạng nêu trên, ngành nông nghiệp huyện đã khuyến khích bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm. Từ đó ông Trần Thanh Cao đã tận dụng những liếp trồng cây có múi trước đây của gia đình để tiến hành mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ. Với tổng diện tích hơn 15 công đất, ông Cao dùng cọc bê tông cắm trụ để trồng 1.500 gốc thanh long, với chi phí đầu tư ban đầu khoảng 600 triệu đồng. Đây là số tiền không nhỏ đối với nhà nông, nhưng nhờ trợ lực về vốn từ phía Agribank chi nhánh huyện Mỹ Tú nên ông Cao mạnh dạn đầu tư và đã mang lại “quả ngọt”.
Ông Cao phấn khởi cho biết: “Được sự đầu tư vốn từ phía Agribank chi nhánh huyện nên gia đình tôi có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao”. Theo đó, cây thanh long trồng khoảng 6 tháng thì cho bông, 8 tháng sau thì thu hoạch; bình quân mỗi năm thanh long cho thu hoạch 1 vụ chính và 1 vụ nghịch (trái vụ). Với giá bán từ 25.000 - 45.000 đồng/1kg, năng suất đạt trên 20 tấn/năm, trừ tất cả chi phí thì vườn thanh long của ông Cao cho lợi nhuận trên dưới 300 triệu đồng.
Chia tay gia đình ông Trần Thanh Cao, chúng tôi tiếp tục ghé thăm mô hình trồng dừa dứa của hộ ông Nguyễn Văn Hạnh, ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Tú (Mỹ Tú).
Qua tìm hiểu được biết, trước đây gia đình ông Hạnh canh tác chủ yếu là cây mía và vườn tạp. Tuy nhiên do giá mía quá bấp bênh nên ông đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng dừa dứa kết hợp nuôi cá (cá tra, cá tai tượng…) và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Hạnh cho biết: “Khi thực hiện mô hình vào năm 2015, gia đình tôi được Agribank chi nhánh huyện Mỹ Tú xem xét cho vay 250 triệu đồng. Có vốn trong tay tôi tiến hành trồng trên 100 gốc dừa dứa, phía dưới vườn dừa đào mương dẫn nước và tận dụng thả cá tra, cá tai tượng. Sau thời gian trồng đã mang lại hiệu quả, với tổng thu từ việc bán dừa tươi trên 100 triệu đồng/năm”. Ngoài việc thu hoạch bán dừa tươi thì ông Hạnh còn tuyển chọn những trái dừa tốt để ươm giống bán ra thị trường. Đến nay, ông đã thành công trong việc chọn tạo cây dừa dứa giống chất lượng, với giá bán 60 ngàn đồng/cây giống; tổng thu bán cây dừa giống khoảng 30 triệu đồng/năm. Sau khi thành công với mô hình nêu trên thì hiện gia đình ông Hạnh đã trả hết khoản nợ gốc và lãi; đồng thời ông còn đang là khách hàng tiền gửi của Agribank chi nhánh huyện Mỹ Tú.
Có thể thấy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại các xã Hưng Phú, Mỹ Tú bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Để hỗ trợ bà con nông dân có điều kiện trong sản xuất, kinh doanh, trong những năm qua, Agribank chi nhánh huyện Mỹ Tú đã cung cấp nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân trên địa bàn toàn huyện với tổng dư nợ trên 600 tỉ đồng, với hàng ngàn khách hàng còn dư nợ. Sự hỗ trợ nêu trên từ phía Agribank đã giúp bà con có vốn sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với các mô hình trồng cây thanh long, dừa dứa, nuôi dê thịt, nuôi thỏ... đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Nguyễn Hoàng Cơ - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mỹ Tú cho biết: “Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nói chung thì bà con nông dân trên địa bàn huyện nhận được sự hỗ trợ tích cực về vốn từ phía Agribank chi nhánh huyện. Với sự đồng hành từ phía ngân hàng đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước đưa sản phẩm nông nghiệp của huyện nhà thành sản phẩm hàng hóa có giá trị cao”.
Với những kết quả đạt được, Agribank chi nhánh huyện Mỹ Tú đã tiếp tục khẳng định vai trò bạn “đồng hành” không thể thiếu của bà con nông dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thời gian tới, Agribank chi nhánh huyện Mỹ Tú sẽ đẩy mạnh các giải pháp huy động nhằm tăng trưởng nguồn vốn, củng cố và nâng cao thị phần, tập trung ưu tiên vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm bảo đảm tất cả khách hàng đủ điều kiện vay và có nhu cầu vay đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời về vốn.
Đình Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - “Ba nhà” ở đây là Nhà nước, nhà nông và doanh nghiệp trong nước đã cùng chịu thiệt suốt 10 năm qua khi phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quy định của Luật thuế 71.
(Thanh tra) - Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho hay, đơn vị này đang nghiên cứu và sẽ sớm triển khai một số sản phẩm, công cụ phục vụ quản lý thuế, trong đó có ứng dụng hoàn thuế thuế thu nhập cá nhân tự động.
Uyên Uyên
11:31 23/11/2024Uyên Uyên
22:33 22/11/2024PV
21:09 22/11/2024Bài và ảnh: Quỳnh Mai
21:00 22/11/2024Hương Giang
Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh