Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ bảy, 22/07/2023 - 06:00
(Thanh tra) - Với 8 dự án BOT còn tồn tại, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất 2 giải pháp cơ bản là: bố trí vốn Nhà nước để thanh toán cho nhà đầu tư, ngân hàng tín dụng để chấm dứt hợp đồng trước hạn với 5 dự án; và sửa đổi hợp đồng, bổ sung vốn Nhà nước tham gia để tiếp tục thực hiện hợp với 3 dự án còn lại.
Trạm BOT Bỉm Sơn bỏ hoang từ nhiều năm nay. Ảnh nguồn: Báo Đầu tư
Phương án giải quyết vướng mắc, bất cập về trạm thu phí, dự án BOT vừa được Chính phủ nêu trong báo cáo việc thực hiện một số nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn về lĩnh vực giao thông vận tải gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thẩm quyền quyết định giải pháp xử lý là của Thủ tướng
Từ năm 2022, theo nghị quyết của Quốc hội, Bộ GTVT được giao tổng hợp, báo cáo Chính phủ giải pháp xử lý dứt điểm khó khăn, bất cập tại một số dự án BOT giao thông.
Theo đó, cơ quan này đã làm việc với các bộ, ngành, địa phương liên quan để đánh giá những khó khăn của các dự án này, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đối với những tồn tại, vướng mắc và xây dựng giải pháp tổng thể để xử lý.
Bộ GTVT cũng tổ chức đàm phán với các nhà đầu tư, ngân hàng cung cấp tín dụng của 8 dự án BOT do bộ này quản lý để thống nhất về giải pháp cũng như xác định trách nhiệm chia sẻ của các bên có liên quan.
Trong tờ trình gửi lên Chính phủ hồi cuối tháng 4, Bộ GTVT đề xuất 2 giải pháp cơ bản để xử lý khó khăn bất cập đối với 8 dự án BOT.
Một là, bố trí vốn Nhà nước để thanh toán cho nhà đầu tư, ngân hàng tín dụng và chấm dứt họp đồng trước hạn đối với 5 dự án.
Hai là, sửa đổi hợp đồng, bổ sung vốn Nhà nước tham gia (tối đa 49%) để tiếp tục thực hiện hợp đồng với 3 dự án BOT còn lại.
“Dự kiến, tổng mức vốn Nhà nước để xử lý vướng mắc tại 8 dự án BOT khoảng 10.342 tỷ đồng”, theo báo cáo của Chính phủ.
5 dự án BOT được đề xuất mua lại gồm: tuyến tránh phía Tây TP Thanh Hóa (bất cập trạm Bỉm Sơn); dự án xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi (không thể thu phí tại các cảng đường sông do điều chỉnh quy hoạch); dự án xây dựng đường Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 3 (xử lý bất cập trạm Quốc lộ 3 để bảo đảm an ninh trật tự); dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên (sụt giảm doanh thu do đầu tư tuyến tránh thị xã Buôn Hồ); dự án cải tạo Quốc lộ 91 TP Cần Thơ (sụt giảm doanh thu do đầu tư cầu Vòm Cống và tuyến đường vành đai phía Tây TP Cần Thơ, đường tỉnh 922).
3 dự án được xem xét tiếp tục hợp đồng và bổ sung vốn Nhà nước gồm: BOT cầu Ba Vì - Việt Trì (kết nối Hà Nội và TP Việt Trì); BOT cầu Thái Hà (kết nối Hà Nam - Thái Bình); BOT hầm Đèo Cả (thay thế quyền thu phí trên cao tốc La Sơn - Túy Loan).
8 dự án BOT trước đâỵ được Thủ tướng là cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo các dự án độc lập. Hơn nữa mức vốn Nhà nước đề xuất để xử lý khó khăn, bất cập với từng dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Do vậy, thẩm quyền quyết định giải pháp xử lý khó khăn, bất cập, là của Thủ tướng.
Ngoài các giải pháp đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét quyết định, Bộ GTVT đã giao Viện Chiến lược và Phát triển GTVT nghiên cứu, đánh giá tổng thể những tác động đối với các dự án BOT khi đưa các tuyến cao tốc đưa vào khai thác sử dụng, làm cơ sở để xây dựng, đề xuất gải pháp phù hợp.
Đàm phán với nhà đầu tư và tổ chức tín dụng rất khó khăn
Đánh giá về tồn tại, hạn chế của việc này, Chính phủ cho rằng, việc thực hiện giải quyết các bất cập của dự án BOT chưa bảo đảm tiến độ theo yêu cầu của Quốc hội.
Nguyên nhân là do việc phối hợp với các địa phương để tổng kết, đánh giá những khó khăn, bất cập dự án BOT giao thông trong phạm vi cả nước rất khó khăn, thời gian thực hiện kéo dài.
Cạnh đó, các dự án BOT triển khai chủ yếu trong giai đoạn 2012-2015, khi hệ thống pháp luật về đầu tư PPP còn nhiều hạn chế, việc thực hiện các dự án BOT có nhiều yếu tố tác động nên quá trình thực hiện rà soát, đánh giá và làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng dự án BOT được thực hiện cẩn trọng, bảo đảm gắn liền với hoàn cảnh cụ thể của từng dự án, khiến thời gian kéo dài.
Đặc biệt, Chính phủ cho biết, việc đàm phán với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và các tổ chức tín dụng kéo dài do các bên còn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa thể thống nhất về quan điểm, giải pháp xử lý cũng như mức độ chia sẻ của các bên.
Theo báo cáo, đến nay, một số nhà đầu tư ban đầu đã thống nhất giải pháp bổ sung vốn Nhà nước tham gia không quá 49% tổng mức đầu tư để tiếp tục thực hiện hợp đồng, nhưng sau đó lại thay đổi quan điểm và đề nghị chấm dứt hợp đồng BOT trước thời hạn (như nhà đầu tư dự án BOT cầu Thái Hà).
Việc xác định mức chia sẻ cũng có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó một số nhà đầu tư sẵn sàng chia sẻ 50% tỷ suất lợi nhuận (thậm chí chia sẻ cao hơn), một số nhà đầu tư chỉ chấp thuận chia sẻ lợi nhuận nếu ngân hàng tín dụng chấp thuận chia sẻ tối đa, giảm thiểu mức lãi suất vốn vay.
Trong khi đó, các ngân hàng tín dụng chỉ cam kết theo hướng sẽ chia sẻ với Nhà nước, nhà đầu tư mà không đưa ra mức chia sẻ cụ thể.
“Đây là khó khăn lớn nhất, đến thời điểm hiện tại các bên vẫn chưa thể thống nhất”, báo cáo Chính phủ nêu rõ.
Về giải pháp, Chính phủ cho biết, Bộ GTVT đang phối hợp lấy ý kiến các bộ, ngành về giải pháp xử lý khó khăn, bất cập các dự án BOT giao thông theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ.
Sau khi có đầy đủ ý kiến tham gia, Bộ GTVT sẽ tiếp thu, hoàn chỉnh hồ sơ, trình Chính phủ, Thủ tướng xem xét thông qua, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Trên cơ sở đó, Chính phủ, Thủ tướng sẽ quyết định giải pháp xử lý theo đúng thẩm quyền.
“Thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tiếp tục đàm phán với các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng để xác định cụ thể mức chia sẻ của các bên, bảo đảm nguyên tắc “hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro” theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, làm cơ sở để xác định mức vốn nhà nước thanh toán khi chấp dứt họp đồng BOT trước thời hạn”, báo cáo Chính phủ nêu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1383/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Mã chứng khoán RDP) số tiền 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024TC
19:00 10/12/2024Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank