Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cải cách chậm có thể xói mòn thành quả kinh tế vĩ mô

Thứ bảy, 13/07/2013 - 10:48

(Thanh tra) - Đó là nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) tại buổi công bố báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, ngày 12/7.

Giám đốc WB tại Việt Nam Kwakwa và chuyên gia Deepak K. Mishra. Ảnh: Thảo Nguyên

Theo chuyên gia kinh tế trưởng của WB, ông Deepak K. Mishra, kinh tế vĩ mô của Việt Nam thời gian qua tương đối ổn định nhờ chính sách tiền tệ và tài khóa của Chính phủ. Qua đó, lạm phát giảm, dự trữ ngoại tệ tăng lên, cán cân thanh toán được cải thiện, tỷ giá ổn định. Tính đến tháng 6/2013, lạm phát ở mức vừa phải 6,7%, tỷ giá khá ổn định trong thời gian dài.

Tổng kim ngạch xuất khẩu ước tính tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 66% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cơ cấu hàng xuất khẩu đa dạng hơn, tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu công nghệ cao. Xuất khẩu điện thoại và linh kiện trở thành mặt hàng có giá trị lớn nhất (9,9 tỷ USD), vượt qua các mặt hàng truyền thống của Việt Nam như dầu thô, may mặc, giày dép... Điện thoại, điện tử, máy tính và linh kiện chiếm gần 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 11,8% GDP (năm 2008) xuống khoảng 7,7% GDP (trong 6 tháng đầu năm 2013). Theo Điều tra triển vọng kinh doanh ASEAN của Hiệp hội Kinh doanh Singapore và Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá Việt Nam là địa chỉ đầu tư hấp dẫn trong tương lai ở khu vực ASEAN.

Tuy nhiên, ông Deepak K. Mishra cũng cho rằng, kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng đang có những thách thức cần giải quyết, đó là việc cải cách cơ cấu chậm, quá trình mới bắt đầu nhưng chưa được thực hiện quyết liệt.

Việc triển khai chậm trễ các chương trình cải cách cơ cấu có thể sẽ làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và tiếp tục tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể tạo sức ép tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa, từ đó sẽ tạo áp lực lạm phát và làm xói mòn các thành quả ổn định kinh tế vĩ mô.

Chuyên gia Deepak K. Mishra nhận định, khu vực tài chính ngân hàng vẫn còn mong manh, nhưng rủi ro hệ thống đã có phần được cải thiện. “Nếu Chính phủ tiếp tục giữ được mức ổn định kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ thận trọng của Ngân hàng Nhà nước có thể ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thương của khu vực này”, ông Deepak K. Mishra nói. 

Việc thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng là bước đi cụ thể của Chính phủ trong việc xử lý nợ xấu. Đối với cải cách doanh nghiệp Nhà nước, WB đánh giá tiến độ thực thi cải cách của Việt Nam sau 2 năm đề ra chủ trương vẫn chậm. 

Theo ông Deepak K. Mishra, quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước khó có thể thành công nếu không có một cơ chế điều phối liên ngành hữu hiệu và tăng cường tính minh bạch.

Giám đốc WB tại Việt Nam Kwakwa nhận định, việc điều chỉnh các chính sách tài khóa, tiền tệ kịp thời là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là hành động triển khai quyết liệt và có cơ quan điều phối chính sách, kết hợp đẩy nhanh tái cơ cấu, lành mạnh hóa các nhân tố, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm