Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 06/05/2018 - 21:34
(Thanh tra) - Suốt từ năm 2016 đến nay, cái tên Hứa Thị Phấn trở thành cơn ác mộng của nhiều đại án liên quan đến các nhà băng như Ngân hàng (NH) Xây Dựng, Ocebank. Bà cũng là mắt xích quan trọng giữa thương vụ Phạm Công Danh và Hà Văn Thắm khiến hai nhân vật này đang phải “bóc lịch” miệt mài trong tù.
Bà Phấn đã trở thành đại gia nhờ rút ruột ngân hàng
Mới đây, bà Phấn đã bị Toà án cấp cao tuyên án phúc thẩm 17 năm tù trong vụ lừa 500 tỷ đồng liên quan đến Hà Văn Thắm tại Ocebank.
Và ngày 8/5 tới, bà Phấn sẽ được triệu tập tại toà với tư cách phạm nhân trong đại án chính gây thất thoát 12.000 tỷ đồng tại Trustbank do bà là chủ mưu.
Vậy đại gia Hứa Thị Phấn lấy tiền ở đâu mà thao túng, lũng đoạn NH?
Theo hồ sơ điều tra, bà Phấn (được biết đến với tên gọi Sáu Phấn) quê ở An Giang.
Sau một thời gian lăn lộn trên thương trường theo kiểu làm ăn manh mún đến năm 2001, Sáu Phấn quyết định làm ăn lớn khi bật lên thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phú Mỹ, chuyên về kinh doanh bất động sản và nhiều lĩnh vực khác.
Năm 2006, chủ trương của Nhà nước quy định: Nghị định 141/2006, các NH phải có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng mới được phép hoạt động, nếu không sẽ buộc phải sáp nhập hoặc giải thể. Lợi dụng chủ trương này, biết Trustbank chỉ có 1.000 tỷ đồng rất cần tăng vốn, bà Phấn đã dùng nhiều thủ đoạn, trong đó có thủ đoạn “lấy mỡ nó rán nó” để tăng vốn.
Cụ thể, bà Phấn đã nhờ 29 đối tượng là người thân, quen đứng tên vay hơn 3.581 tỷ đồng tại Trustbank để tăng vốn điều lệ cho chính Trustbank 1.000 lên 2.000 tỷ đồng.
Điều đáng nói, tài sản thế chấp cho khoản vay 3.581 tỷ đồng này chủ yếu ở hai miếng đất chính là đất nông nghiệp: 9ha đất trồng cây lâu năm tại quận 2 và 24ha đất trồng lúa tại huyện Nhà Bè, TP HCM. Đất tại đây có giá khoảng 80 nghìn đồng/m2 đã nhưng đã được định giá thành 8 triệu đồng - 32 triệu đồng/m2. Việc định giá tài sản từ thấp lên cao gấp 400 lần đã giúp Phấn góp vốn thành công tại Trustbank.
Chỉ với thủ đoạn này, một mũi tên trúng nhiều đích, bà Phấn vừa trở thành người nắm giữ cổ phần lớn nhất tại Trustbank, và cũng kịp đút túi hàng ngàn tỷ đồng trở thành nữ đại gia NH chỉ trong chớp mắt.
Tiếp đó, bà Phấn dùng thủ đoạn để tăng vốn điều lệ từ 2.000 lên 3.000 tỷ đồng. Tại thời điểm này vào năm 2010 sẵn có Công ty Phương Trang với nhiều tài sản đang thế chấp vay vốn tại Trustbank, bà Phấn ngắt ra 3 hồ sơ vay của doanh nghiệp.
Sau đó, tự động chỉ đạo các chân rết của mình trong NH làm các chứng từ khống tất toán gốc và lãi tổng cộng hơn 650 tỷ đồng trên sổ sách để hợp thức hoá số tiền tăng vốn điều lệ trên sổ từ 2.000 lên 3.000 tỷ đồng.
Sau khi trở thành người nắm giữ 84,92% cổ phần, Hứa Thị Phấn giữ chức cố vấn cao cấp nhất tại nhà băng này. Từ đây, bà Phấn tiếp tục chỉ đạo tay chân của mình là ông Hoàng Văn Toàn, Chủ tịch HĐQT Trustbank; Trần Sơn Nam, Tổng Giám đốc... thực hiện nhiều hành vi sai trái khác nhằm vừa rút ruột tiền của NH và đút túi thêm hàng ngàn tỷ đồng.
Để che đậy các hành vi phạm tội của mình, bà Phấn đã dùng thủ đoạn chỉ đạo, tổ chức các chân rết đang giữ vị trí quan trọng trong NH từ chủ tịch, tổng giám đốc cho đến kế toán, kho quỹ nguỵ tạo hồ sơ khống để lấp vào những lỗ hổng đã bị rút ruột từ những năm trước của bà Hứa Thị Phấn tại NH.
Song song đó, bà Phấn chỉ đạo các cựu lãnh đạo tại Trustbank đẩy cục nợ này sang cho Công ty Phương Trang.
Hai cựu lãnh cao cấp tại Trustbank là ông Hoàng Văn Toàn và ông Trần Sơn Nam được bà Phấn đưa về làm lãnh đạo, nay đã bị kết án 6 và 7 năm tù vì cho hai công ty ông Danh vay dưới sự chỉ đạo của Hứa Thị Phấn. Bà cũng là người đưa hàng loạt họ hàng, cháu... thân cận vướng vào vòng lao lý trong đại án ngàn tỷ này.
Chỉ trong vòng 3 năm từ 2007 -2010, với trò ma của mình, bà Phấn từ một doanh nghiệp mới thành lập được vài năm đã trở thành bà chủ của NH, trở thành nữ đại gia ngàn tỷ, quyền lực.
Nghiêm Lan
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà