Dân Trung Quốc thu 8.000 USD cho chuyến “giúp” người Triều Tiên sang Hàn Quốc

Những hàng rào dây thép gai ngày càng được dựng lên dày đặc hơn dọc theo đôi bờ sông Đồ Môn phân định biên giới với Trung Quốc. Trạm kiểm soát cũng được lập nên nhiều hơn, và hầu như mọi cuộc gọi giữa hai bờ sông đều bị kiểm soát. Vì những lý do đó, số lượng người Triều Tiên vượt biên qua Turng Quốc để sang Hàn Quốc đã giảm một nửa kể từ năm 2011.
 

Để sang được miền đất "tự do" Hàn Quốc, người Triều Tiên phải nhờ người Trung Quốc "giúp đỡ" với chi phí có thể lên đến 8.000 USD (Ảnh: Defectormovetive)

Hầu hết những cuộc đào thoát phải thông qua đường dây môi giới, chủ yếu do người Trung Quốc tổ chức. Hiện nay, họ tính giá đắt gấp đôi so với trước kia, lên đến 8.000 USD nếu một người Triều Tiên muốn được “giúp đỡ".

“Cơ quan tình báo Triều Tiên tăng cường hoạt động giám sát đối với các tuyến đường biên giới, làm nản lòng những người môi giới vượt biên”, ông Hàn Đồng-hồ, một nhà nghiên cứu công tác tại Ủy ban Thống nhất Quốc gia, người thường xuyên phóng vấn những người Triều Tiên đào thoát cho biết.

“Nguy hiểm hơn, giá đắt hơn. Nhiều đường dây liên lạc với những người môi giới vượt biên mà người Triều Tiên gọi là “đường dây liên lạc” đã bị cắt đứt”, ông nói.

Các chiến dịch trấn áp người đào thoát dưới thời Kim Jong Un luôn được triển khai, ngay cả khi chính quyền của ông nới lỏng hạn chế về hoạt động kinh tế dẫn đến sự cải thiện đáng kể về sinh kế cho nhiều người dân. Đây cũng là một trong những lý do làm người Triều  Tiên ít đào thoát hơn.

Những hàng rào dây thép gai quấn theo các cọc bê tông hình chữ T được dựng dọc bờ sông Đồ Môn trong năm 2012, theo người dân Trung Quốc sống ở khu vực biên giới. Ảnh chụp từ các vệ tinh Mỹ xác nhận điều này.

Bên phía biên giới Triều Tiên, các trạm kiểm soát an ninh, chó nghiệp vụ và những tháp canh đã cũ nằm rải rác trên bờ sông. Người dân địa phương cho biết từng có lần trẻ em ở hai miền Nam Bắc Triều Tiên vui đùa với nhau bằng cách ném những quả bóng tuyết qua hàng rào.

“Kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền, có thời gian các nhà môi giới địa phương từ chối đi đến khu vực biên giới giáp Trung Quốc vì làm như vậy rất nguy hiểm”, ông Sokeel Park, người đến từ mạng lưới Dân chủ cho Triều Tiên tiết lộ.

Mạng lưới môi giới lỗ nặng vì kinh tế Triều Tiên phát triển, an ninh thặt chặt hơn

Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, hiện nay có khoảng 27.810 người Triều Tiên tái định cư ở Hàn Quốc.

Theo thống kê từ phía Hàn Quốc, số lượng người Triều Tiên đào thoát tăng đều đặn từ cuối những năm 1990, vì nạn đói buộc người Triều Tiên phải sang Trung Quốc kiếm ăn.

Số lượng đó lên đến đỉnh điểm vào năm 2009,  khi có tới 2.914 người Triều Tiên trốn qua Hàn Quốc, đông nhất kể từ sau kết thúc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
 

Hàng rào dây thép gai được Triều Tiên dựng dày đặc hơn ở khu vực biên giới với để ngăn dòng người đào thoát sang Hàn Quốc (Ảnh: New York Times)

Tuy nhiên, ngay khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền vào năm 2012, chỉ 1.502 người Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc thành công, giảm 44% so với năm 2011. Năm ngoái, có số đó chỉ là 1.396 người.

Từ văn phòng ở Hàn Quốc, nhà hoạt động nhân quyền kiêm hỗ trợ người tị nạn Kim Yong Hwa thường sắp xếp nơi ẩn náu bí mật ở Trung Quốc cho người Triều Tiên, sau đó cho họ mặc quần áo Hàn Quốc kèm theo "mật mã" để giao tiếp với những người sẽ giúp họ tái định cư ở Seoul.

“Vẫn còn nhiều người muốn vượt biên qua Trung Quốc và đến Hàn Quốc, tuy nhiên tình hình thực tế đã thay đổi,” ông Kim, người tự nhận mình là một người đào thoát kiêm chủ tịch Hiệp hội Nhân quyền Nhân dân Triều Tiêu tị nạn cho biết.

Ông Kim thường xuyên liên lạc với những người Triều Tiên ẩn náu ở Trung Quốc cùng với những người dẫn đường sang Hàn Quốc, yêu cầu những người đào thoát mua điện thoại di động mới hoặc phá hủy điện thoại cũ để không bị truy lùng.

Tuy nhiên, Bình Nhưỡng ngày càng kiểm soát chặt khu vực biên giới, do đó người Triều Tiên vượt biên phải trả giá đắt hơn, và cũng phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm hơn.

Kim cho biết ông đã “giúp đỡ” hàng ngàn người Triều Tiên trốn khỏi đất nước trong suốt thập kỷ qua. Tuy vậy, giờ đây ông thấy cần phải xem xét dừng hoạt động trong năm nay vì mạng lưới của ông đã giảm sút hoạt động khoảng 20-60% chỉ trong năm qua.

Về kinh tế, Triều Tiên đã có thay đổi kể từ những năm thiếu đói hồi thập niên 90, và một nền kinh tế thị trường đang phát triển cũng tạo ra lương thực nhiều hơn.

“Kinh tế đang được cải thiện ở Triều Tiên, đặc ở những tỉnh ở khu vực Đông Bắc, kết quả này khiến số lượng người đào thoát giảm đáng kể”, ông Park nhận xét.

Kim cho biết một trong những nguyên nhân khiến hoạt động môi giới đưa người Triều Tiên sang Hàn Quốc đang giảm dần: “Họ [những người môi giới] yêu cầu tôi phải trả thêm tiền, vì họ cho rằng có nhiều rủi ro khi những người dân tỵ nạn trốn ở Trung Quốc”. Ông cũng nhận định số người muốn được “giúp” giảm một nửa, giờ hàng tháng chỉ còn 40-50 người Triều Tiên liên lạc với ông.

Đào thoát khỏi Triều Tiêu, phụ nữ chiếm số lượng đông nhất

Phần lớn người đào thoát là phụ nữ, đến từ 2 tỉnh vùng biên giới Hàn Quốc - Triều Tiên, cách rất xa thủ đô Bình Nhưỡng.
 

Phụ nữ chiếm số lượng đông nhất trong những người Triều Tiên đào thoát khỏi đất nước (Ảnh: Forbes)

Theo điều tra của Reuters, không giống những người đàn ông thường phải đi lính và tham gia lao động tập thể, phụ nữ Triều Tiên được “thoải mái” hơn. Nhiều người trong số họ tham gia kinh doanh, buôn bán, thậm chí buôn lậu, nên có cơ hội đào thoát.

Trong số 292 vụ đào thoát diễn ra trong 3 tháng đầu năm nay, phụ nữ Triều Tiên chiếm số lượng cao nhất lên đến 83%.

Người Triều Tiên không đào thoát vì đói nghèo mà vì tự do

Theo báo cáo của Liên hợp quốc vào năm ngoái, bất kỳ người Triều Tiên nào vượt biên trái phép sẽ bị bắn tại hiện trường, hoặc bị trục xuất trở lại và sẽ bị tra tấn, tù đày.

Tuy nhiên, bất chấp nguy hiểm và mong có một cuộc sống tốt đẹp hơn, một bộ phận người Triều Tiên bị ảnh hưởng bởi những người đào thoát thành công vẫn quyết tâm rời khỏi đất nước.

"Công bằng mà nói, nền kinh tế đang phát triển khả quan của Triều Tiên, nhất là ở các tỉnh vùng Đông Bắc khiến lượng người vượt biên tị nạn ngày càng giảm", ông Park nói.

"Tuy vậy, sự cải thiện chậm chạp về chất lượng cuộc sống chưa thể giải thích thấu đáo việc số lượng người vượt biên tị nạn ở Triều Tiên giảm tới 44%," ông nhận định. Theo ông, việc chính quyền của ông Kim Jong Un tăng cường an ninh khu vực biên giới cũng khiến người Triều Tiên không còn muốn trốn ra nước ngoài.

“So với 10 năm trước, động cơ chủ yếu để đào thoát là vì cái ăn, còn bây giờ là vì tự do”, ông Park phân tích thêm.

Theo Phạm Trúc/MASK Online