Theo dõi Báo Thanh tra trên
Cảnh Nhật
Thứ tư, 09/10/2024 - 21:56
(Thanh tra) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các chiêu trò lừa đảo qua mạng ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi. Một trong những hình thức lừa đảo liên tục được cơ quan chức năng cảnh báo, đó là lừa đảo thông qua các trò chơi (game) trực tuyến.
Cần đề cao cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo trên mạng. Ảnh minh họa: CA
Tạo trang web đánh bạc giả để lừa đảo
Cuối tháng 5/2024, thông qua mạng xã hội Facebook, chị Đ.T.M. (40 tuổi, trú tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) nhận được lời kết bạn từ một người có tên tài khoản mạng xã hội là Quốc Bảo. Người này giới thiệu là nhân viên công nghệ thông tin của một công ty tại Hà Nội, sau đó gửi cho chị M. đường dẫn của một trang game nhờ đăng nhập để chơi cho vui.
Bảo nói với chị M. là nắm được lỗi của hệ thống game, cứ lúc 15h - 15h30 và 20h - 20h30 hàng ngày, người chơi nạp tiền vào chơi sẽ thắng lớn. Dù có nghi ngờ nhưng chị M. vẫn lập tài khoản để chơi thử. Khi chị M. nạp 50 triệu đồng lần đầu vào số tài khoản đối tượng gửi thì ngay lập tức thu được gần 53 triệu đồng.
Thấy cơ hội dễ kiếm tiền, chị M. liên tục nạp tiền vào tài khoản của đối tượng mà không biết rằng mình đã rơi vào bẫy. Khi thấy chị M. tin tưởng tuyệt đối, đối tượng lừa đảo thông báo tài khoản của chị M. bị sập nên không thể rút tiền ra được. Số tiền mà chị M. đã nộp vào lên tới 5,6 tỷ đồng.
Các hình thức mời chào kiếm tiền qua mạng hầu hết được các đối tượng tội phạm sử dụng đánh vào lòng tham để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Giữa tháng 5/2024, qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Đà Nẵng đã tạm giữ nhóm đối tượng do Dương Văn Tịnh (31 tuổi, trú huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cầm đầu để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thủ đoạn mà nhóm đối tượng này sử dụng để lừa đảo là tạo trang web đánh bạc giả để dẫn dụ người chơi nạp tiền, khi có người nạp tiền để đánh bạc thì chiếm đoạt. Cơ quan công an xác định, dù chỉ mới hoạt động trong thời gian ngắn nhưng các đối tượng đã chiếm đoạt của hơn 300 bị hại với tổng số tiền hơn 500 triệu đồng.
Để phòng ngừa, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tuyệt đối không được tin tưởng các đối tượng chỉ quen biết qua mạng, chưa từng gặp mặt trong bất kỳ hoàn cảnh nào; tuyệt đối không chuyển tiền cho người khác khi không biết rõ chủ tài khoản là ai, ở đâu. Khi xảy ra sự cố và nghi vấn khả năng bị lừa đảo thì cần dừng lại các hoạt động và đến ngay cơ quan công an nơi gần nhất để được xác minh, tư vấn kịp thời.
Cảnh giác lừa đảo liên quan game trực tuyến
Trong một báo cáo mới đây, Kaspersky (công ty bảo vệ an ninh mạng và bảo mật kỹ thuật số toàn cầu) cho biết đã nghiên cứu các mối đe dọa ngụy trang dưới dạng trò chơi video phổ biến dành cho trẻ em và phân tích giai đoạn từ ngày 1/7/2023 đến ngày 30/6/2024. Kết quả đã phát hiện hơn 6,6 triệu vụ tấn công sử dụng thương hiệu trò chơi trẻ em làm mồi nhử.
Một trong những chiêu trò lừa đảo phổ biến nhất nhắm vào game thủ trẻ hiện nay là lời chào mời nhận “skin” mới cho nhân vật. “Skin” thường là trang phục hoặc áo giáp giúp nâng cao kỹ năng hoặc sức mạnh. Một số “skin” khá phổ biến, trong khi số khác lại rất khan hiếm, trở thành vật phẩm được cộng đồng game thủ săn đón.
Ngoài ra, một chiêu trò lừa đảo phổ biến khác mà game thủ dễ mắc phải là những lời mời hấp dẫn về việc nhận được tiền ảo miễn phí dùng trong game. Để thực hiện hành vi lừa đảo, các đối tượng yêu cầu người dùng nhập tên đăng nhập tài khoản, sau đó tham gia một cuộc khảo sát để chứng minh họ không phải là bot tự động (ứng dụng phần mềm tự động thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại qua mạng). Sau khi hoàn thành khảo sát, người dùng sẽ bị chuyển hướng đến một trang web giả mạo, thường hứa hẹn giải thưởng hoặc quà tặng miễn phí…
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, nạn nhân của hình thức lừa đảo này phần lớn là những người trẻ tuổi, đối tượng có tần suất tiếp xúc với các thiết bị công nghệ vô cùng lớn. Dù hình thức lừa đảo này không mới nhưng có dấu hiệu bùng phát trong thời gian gần đây. Ở Việt Nam, game trực tuyến cũng đang phát triển rất mạnh, thu hút hàng triệu người chơi.
Thủ đoạn mà các đối tượng xấu sử dụng là tạo lập các trang web giả mạo, lấy hình ảnh của những người nổi tiếng trong lĩnh vực trò chơi điện tử để thu hút sự chú ý, sau đó quảng cáo về các vật phẩm giới hạn với giá trị cao. Để lấy được những vật phẩm đó thì người chơi phải cung cấp các thông tin cá nhân, đồng thời bỏ ra một số tiền nhất định.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo, người dân cần đề cao cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo, tuyệt đối không truy cập vào các trang web với đường dẫn lạ, không cung cấp thông tin cá nhân khi chưa xác thực tính chính thống của trang web. Khi bắt gặp hành vi lừa đảo cần báo cáo ngay cho nhà phát triển trò chơi hoặc các cơ quan an ninh mạng có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn hành vi lừa đảo.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong thời gian qua, việc triển khai xây dựng các văn bản, nghị định của Thanh tra Chính phủ (TTCP) và ngành Thanh tra được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, giúp ngành Thanh tra có cơ sở pháp lý vững chắc trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trần Đăng Vinh đã có chia sẻ với Báo Thanh tra về những kết quả công tác xây dựng pháp chế của ngành Thanh tra trong thời gian qua.
Thái Hải
08:00 06/11/2024(Thanh tra) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, thành phố đã có các giải pháp khắc phục nhằm quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác hiệu quả tài sản công, phòng chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng.
Hải Hà
23:19 05/11/2024Thái Hải
21:44 05/11/2024Chính Bình
14:56 05/11/2024Thái Hải
12:30 05/11/2024Hương Giang
10:03 05/11/2024Thái Hải
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
N. Phó - L. Bằng
Thanh Hoa
Trần Quý
Bảo Anh
Hải Hà
T.Thanh
Phương Anh
Thái Hải