Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ tư, 16/09/2020 - 22:32
(Thanh tra)- Đó là ý kiến của các đại biểu về biện pháp phòng, chống rác thải nhựa tại Tọa đàm trực tuyến “Phòng, chống rác thải nhựa: Nhìn từ câu chuyện chính sách”, do Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức ngày 16/9.
Toàn cảnh Tọa đàm. Ảnh: TH
100% cơ quan, đơn vị trong TP không sử dụng đồ nhựa, cốc nhựa một lần
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, hiện nay, rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối toàn cầu, mỗi năm lượng rác thải được sản sinh ra đủ phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất.
Ở Việt Nam, lượng rác thải nhựa ngày càng gia tăng. Trên địa bàn TP Hà Nội, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ 5.500 - 6.000 tấn; trong đó, rác thải nhựa chiếm khoảng 8 - 10%. Các sản phẩm nhựa và túi nilon đã trở nên phổ biến trong cuộc sống người dân, nhưng lại để lại những hậu quả không nhỏ đến môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Tại Hà Nội, từ năm 2019, thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng về chống rác thải nhựa, Hà Nội đã có nhiều chính sách, lộ trình thực hiện chương trình chống rác thải nhựa trên địa bàn TP.
Tăng cường tuyên truyền nhằm thay đổi ý thức của người dân trong việc chống rác thải nhựa như: Không dùng chai nhựa tại các công sở, giảm túi nilon khi đi chợ, giảm bớt sử dụng nhựa trong cuộc sống hàng ngày, tiêu hủy rác thải nhựa...
Tại Tọa đàm, ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi tường cho biết, sau gần một năm thực hiện Kế hoạch số 232, công tác phòng, chống rác thải nhựa trên địa bàn TP đã có chuyển biến tích cực.
Đến nay, toàn TP đã có 100% cơ quan, đơn vị thực hiện không sử dụng đồ nhựa, cốc nhựa một lần và được thay thế bằng cốc, chai thủy tinh; các siêu thị lớn, cửa hàng tiện ích thay thế túi ni lông bằng túi giấy, sản phẩm thân thiện môi trường; 803 trường học tại 19/30 quận, huyện, thị xã tham gia chương trình thu gom vỏ hộp sữa, sản phẩm nhựa dùng một lần...
Thông qua các buổi tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa nhằm thay đổi thói quen và giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa khó phân hủy sử dụng một lần, khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, ý thức người dân từng bước đã được nâng cao. Tại các hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng cũng chuyển sang sử dụng các sản phẩm thân thiên với môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thực hiện chương trình thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa. Từ đó, chương trình đã tái chế và góp phần giảm thiểu được trên 244 tấn rác thải vào bãi chôn lấp tập trung của TP Hà Nội. Sở đã phối hợp với các chuyên gia thực hiện tuyên truyền thí điểm tại 5 trường tiểu học tại Hà Nội về tác hại của rác thải nhựa, nhằm thay đổi thói quen và giảm thiểu sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy sử dụng một lần.
Có chính sách hỗ trợ đơn vị thu gom, xử lý chất thải nhựa dùng một lần
Theo PGS.TS Bùi Thị An, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội, trong cuộc chiến nhằm giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Đầu tiên, do thói quen của người dân khó thay đổi trong một thời gian ngắn; một số địa phương vào cuộc chưa thực sự quyết liệt.
Bà An cho rằng, Nhà nước cần có chính sách tăng thuế với các đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa. Riêng TP Hà Nội cần có chính sách khuyến khích các đơn vị giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa. Với các doanh nghiệp, Nhà nước nên có những đánh giá tác động về phía doanh nghiệp, họ bị ảnh hưởng như thế nào khi chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế, thân thiện với môi trường; bên cạnh đó, phải có sự lựa chọn thay thế cho người tiêu dùng để giảm thiểu sử dụng túi nilon.
Bà Trịnh Thị Ngân, Trưởng ban Cố vấn, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội cho hay: Vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách giảm thiểu chất thải nhựa thì yếu tố sản xuất chiếm tới 50%. Ví dụ như may và da giày có tới 90% chất thải là nilon. Cho nên việc thay đổi quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm không hề đơn giản.
Về phía sản phẩm nhập khẩu, để thay thế phần đóng gói, bao bì, vận chuyển cần có sự trợ giúp từ chính sách cho việc thay đổi công nghệ. Do vậy những doanh nghiệp thay đổi công nghệ cần có sự trợ giúp của Nhà nước thông qua chính sách hoặc ưu đãi thuế. Hoặc Nhà nước có thể đứng ra mua công nghệ về lĩnh vực này từ nước ngoài để áp dụng cho doanh nghiệp trong nước.
Với thực tế đó, bà Ngân đề xuất cơ quan quản lý cho phép doanh nghiệp đổi mới bao bì được vay ngân hàng không lãi suất; siêu thị dùng túi thân thiện môi trường được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; các đơn vị kinh doanh ăn uống không được sử dụng đồ nhựa dụng 1 lần. Bên cạnh đó, cần giám sát hàng hoá nhập khẩu, không cho phép các sản phẩm có sử dụng túi nilon.
Ông Phạm Cao Thắng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị (URENCO) cho rằng, ngoài việc chỉ đạo quyết liệt từ phía chính quyền, sự tham gia vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội đoàn thể, sự đồng thuận hưởng ứng tích cực từ phía người dân thì việc phân loại rác cũng phải phù hợp với công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của địa phương.
Bên cạnh đó, cần xây dựng lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn phù hợp từ thấp đến cao. Ngăn chặn việc phát sinh chất thải; tiếp theo là tái sử dụng và tái chế chất thải; cuối cùng, nếu không thể tái chế, phải xử lý chất thải theo cách ít tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng nhất.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Hoàng Nam
15:38 22/11/2024Hải Hà
21:28 20/11/2024Hoàng Nam
20:46 20/11/2024Uyên Phương
11:48 20/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương