Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Phó
Thứ ba, 24/12/2024 - 10:25
(Thanh tra) - Trong khi một số địa phương vùng núi để rừng nguyên sinh đầu nguồn bị tàn phá khủng khiếp, thì ở huyện Nam Giang (Quảng Nam), nằm tiếp giáp với nước bạn Lào, đã bảo vệ và trường tồn rừng cây pơmu, cây đa, cây lim; có tuổi đời cả nghìn năm và được công nhận là Cây di sản Việt Nam.
Cây pơmu to nhất có đường kính hơn 7m. Ảnh: N.P
2 xã Tr’hy và Axan là xã miền núi, vùng cao, nằm chếch về phía Tây; cách Trung tâm huyện lỵ Tây Giang chừng 40km có một khu rừng rậm toàn cây gỗ pơmu, gỗ quý hiếm được người dân nơi đây từ xa xưa ví là “Vương quốc pơmu”.
Theo số liệu điều tra, khảo sát của ngành Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, quần thể pơmu phân bố trên diện tích 240ha, gồm các khoảnh 4, 5 ,6 thuộc tiểu khu 94; khoảnh 7 tiểu khu 97 và khoảnh 5 thuộc tiểu khu 101. Tổng số cây pơmu được kiểm đếm là 1.366 cây, trong đó có 1.146 cây có tuổi đời từ 300 đến 2.000 năm; cây to nhất có chu vi 7,52m.
Quần thể cây pơmu được chính quyền và Nhân dân địa phương bảo vệ nghiêm ngặt và thường xuyên.
UBND huyện Tây Giang đã lập hồ sơ đề nghị Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận quần thể cây gỗ quý Pơmu “độc nhất vô nhị” ở Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung, kết quả bước đầu có 725 cây pơmu, 435 cây hoa đỗ quyên, 5 cây đa cổ thụ và 1 cây dổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào năm 2016.
Rừng cây nằm sâu trong rừng rậm, sát biên giới nên dễ bị lâm tặc lén lút khai thác trái phép, người đồng bào dân tộc thiểu số Tây Giang bảo vệ nghiêm ngặt bằng ý thức tự giác cao, nên thời gian qua rừng pơmu ở đây tồn tại gần như còn nguyên vẹn.
Bởi họ luôn xác định: “Rừng còn Tây Giang phát triển, rừng mất Tây Giang suy vong”. Giữ tốt rừng là góp phần xây đắp cuộc sống thiết thực cho hôm nay và muôn đời sau.
Người dân tham gia bảo vệ thông qua các tổ tự quản với biên chế gần 30 người, chủ yếu là những trai làng hùng tráng, khoẻ mạnh tích cực tuần tra, canh gác không cho người lạ vào rừng đặt bẫy săn thú, đốn cây…
Mỗi cây pơmu được gắn chíp, đánh số để theo dõi liên tục; nhằm bảo vệ vẹn toàn những cánh rừng nguyên sinh quý hiếm bậc nhất khu vực miền Trung.
Nhờ vậy, rừng cây pơmu còn lại là niềm tự hào và trách nhiệm của người dân Tây Giang tiếp tục bảo vệ, gìn giữ để góp phần cho lá phổi xanh của nhân loại; mời gọi bạn bè gần xa đến du lịch, chiêm ngưỡng và góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát triển tạo cho rừng Tây Giang xanh mãi với thời gian.
Mới đây, UBND huyện Tây Giang cho biết, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vừa có quyết định công nhận 959 cây lim xanh thuộc địa phận thôn Tà Ry và Pơr'ning (xã Lăng) và 11 cây đa cổ thụ hàng nghìn năm tuổi tại thôn Ating, (xã Ga Ry) là Cây di sản Việt Nam.
Kết quả này, thêm một lần nữa khẳng định quyết tâm và nỗ lực quản lý, bảo vệ rừng của chính quyền và cộng đồng Nhân dân địa phương Tây Giang trong nhiều năm qua.
Tây Giang là huyện xếp loại nghèo nhất, nhì của tỉnh Quảng Nam, với bao khó khăn, tụt hậu. Tuy nhiên, người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số Cơtu đã chọn cho mình một 1 cách đi riêng bền vững, nhằm khai thác tối đa ưu thế tiềm năng sẵn có của địa phương; nhưng phải đảm bảo vững chắc về môi trường.
Nhờ vậy, những cánh rừng nguyên sinh của huyện trên đại ngàn Trường Sơn còn trên 60% diện tích tự nhiên với rất nhiều cây đặc hữu như: Lim, pơmu, sến, chò, dổi… mọc trên đỉnh núi cao gần 2.000m so mực nước biển.
Ngoài ra, do khí hậu quanh năm mát mẻ, mưa nhiều, động thực vật đa dạng, phong phú; nhất nguồn dược liệu quý hiếm vẫn còn ẩn chứa ở núi rừng Tây Giang hùng vỹ này.
Ông Arất Blúi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết, huyện sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ, khoanh vùng và mở hướng phát triển mô hình du lịch sinh thái trải nghiệm phục vụ du khách tham quan.
Chính quyền huyện Tây Giang cũng tiếp tục xúc tiến việc phát triển du lịch sinh thái thu hút du khách đến đây tham quan, giúp đồng bào Cơtu có cơ hội mở ra hướng kinh doanh dịch vụ du lịch, góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong khi một số địa phương vùng núi để rừng nguyên sinh đầu nguồn bị tàn phá khủng khiếp, thì ở huyện Nam Giang (Quảng Nam), nằm tiếp giáp với nước bạn Lào, đã bảo vệ và trường tồn rừng cây pơmu, cây đa, cây lim; có tuổi đời cả nghìn năm và được công nhận là Cây di sản Việt Nam.
Ngọc Phó
10:25 24/12/2024(Thanh tra) - Ngày 23/12/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Công điện số 9801/CĐ-BNN-ĐĐ gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về việc ứng phó với bão số 10
Hoàng Nam
18:56 23/12/2024Thái Hải
17:17 21/12/2024Đông Hà
18:36 20/12/2024Đông Hà
16:24 20/12/2024Ngọc Giàu
15:29 19/12/2024TC
Kim Thành
Minh Tân
Hải Hà
Thu Huyền
Lê Hữu Chính
Trần Quý
Trọng Tài
Thái Hải
Lê Phương
Trần Kiên
Thanh Thanh