Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hàng chục ha đất rừng bị xâm lấn trái phép

Bùi Bình

Thứ sáu, 26/11/2021 - 06:36

(Thanh tra) - Những năm qua, thực trạng phát phá, xâm lấn rừng để lấy đất canh tác trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng ngang nhiên vi phạm, thậm chí, có đối tượng còn tái diễn vi phạm trong khi cơ quan chức năng đang thụ lý, giải quyết.

Hành vi phát phá, lấn chiếm rừng trên địa bàn xã Nậm Búng có diễn biến phức tạp. Ảnh: Bùi Bình

Mặc dù đã được treo biển “Rừng bảo vệ, cấm chặt phá”, nhưng tại Tiểu khu 434, khoảnh 1, lô 57 thuộc địa phận bản Nậm Cườm, xã Nậm Búng (huyện Văn Chấn), hơn 4ha rừng ở đây đã bị tàn phá, xâm lấn ngang nhiên trong nhiều tháng nay. Hiện, toàn bộ diện tích đất rừng lấn chiếm đã được các đối tượng trồng quế.

Vụ việc vi phạm được phát hiện từ cuối tháng 5/2021, kiểm tra tại hiện trường, Trạm Tiểu khu Văn Chấn thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải (đơn vị chủ rừng) phát hiện hơn 3,8ha rừng bị tàn phá, 130 cây rừng tự nhiên bị chặt hạ, tương đương 7,5m3 gỗ. Đơn vị chủ rừng đã phối hợp với chính quyền xã Nậm Búng cùng các lực lượng công an, viện kiểm sát và Kiểm lâm huyện Văn Chấn tiến hành lập biên bản đối với Lò Thị Tiên trú thôn Nậm Cưởm.

Khi vụ việc chưa được giải quyết đến tháng 9/2021, đối tượng Lò Thị Tiên tiếp tục phát phá thêm 0,3ha.

Các đối tượng khoanh vỏ gốc cây (ken cây) để cây chết từ từ, sau đó chặt hạ. Ảnh: Bùi Bình

Không chỉ ngang nhiên phát phá, xâm lấn rừng tự nhiên các đối tượng còn trực tiếp xâm hại rừng trồng sản xuất, như tại Tiểu khu 428, khoảnh 1, lô 16a, đối tượng Hoàng Văn Thạch trú thôn Nậm Pươi, xã Nậm Búng đã ken, chặt hạ 54 cây thông với tuổi thọ hàng chục năm tuổi, thủ đoạn của các đối tượng là ken gốc để cây chết từ từ, khi gió to cây tự đổ thì tiến hành chặt phá để trồng chè.

Chỉ tính riêng năm 2020 và đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn xã Nậm Búng đã xảy ra 30 vụ phát phá, xâm lấn rừng với hơn 24ha rừng bị xâm hại. Trước tình trạng này, đơn vị chủ rừng đã kiến nghị và phối hợp với UBND xã Nậm Búng nhiều lần triệu tập nhưng hầu hết các đối tượng không chấp hành, nhiều vụ xâm lấn, phát phá vẫn chưa được giải quyết.

Tình trạng vi phạm không chỉ xảy ra ở xã Nậm Búng mà còn xảy ra ở xã Suối Bu, điển hình, vụ phá rừng khu vực thôn Làng Hua xã Suối Bu xảy ra cuối năm 2020, do là khu vực giáp ranh, nằm xa dân cư cộng với sự buông lỏng trong công tác quản lý nên diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng tự nhiên sản xuất ở đây đã bị tàn phá nặng nề. Tổng diện tích bị phá, xâm lấn hơn 18ha trong đó, khoanh nuôi tái sinh 16ha tại lô 98 khoảnh 9, Tiểu khu 474 thuộc địa phận thôn Làng Hua, 2ha rừng tự nhiên sản xuất tại khoảnh 4, Tiểu khu 481 thuộc địa phận thôn Pín Pé xã Cát Thịnh và hơn 1.000m2 rừng tự nhiên sản xuất tại Tiểu khu 563, khoảnh 5 thuộc địa phận thôn Làng Mảnh, xã Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu.

Cán bộ Kiểm lâm địa bàn xã Nậm Búng cho biết, các hành vi phát phá, xâm lấn rừng tập trung chủ yếu ở các thôn Nậm Cưởm, Nậm Pươi, Trung Tâm thuộc xã Nậm Búng. Những năm trước, qui mô các vụ vi phạm diễn ra nhỏ lẻ, lén lút, tuy nhiên, gần đây tình trạng này diễn ra khá phổ biến, công khai với diện tích lớn. Không những thế, các đối tượng còn có hành vi thách đố, chống đối lực lượng chức năng, đã có nhiều đối tượng bị lập biên bản nhưng không chấp hành mà còn cố tình vi phạm tiếp, hoặc khi vi phạm không hợp tác theo đề nghị làm việc của lực lượng chức năng.

 Đối tượng vi phạm được xác định là người dân địa phương cùng với 1 doanh nghiệp mở đường vào để khai thác đá. Điều đáng nói ở đây, hành vi phá, xâm lấn rừng diễn ra trong thời gian dài, tuy nhiên những đối tượng vi phạm có hành vi chống đối cũng như không hợp tác với các cơ quan chức năng của huyện trong quá trình giải quyết khiến cho hành vi phá rừng này vẫn chưa được xử lý.

Từ sự chậm trễ, chưa quyết liệt trong việc giải quyết dứt điểm các vụ phát phá, xâm lấn rừng trên địa bàn huyện Văn Chấn khiến cho tình trạng này có xu hướng gia tăng, đồng nghĩa sẽ mất dần đi những diện tích rừng hiện có. Vậy, nguyên nhân có phải do chính quyền địa phương, đơn vị chủ rừng, lực lượng kiểm lâm buông lỏng công tác quản lý hay do chế tài xử lý chưa đủ mạnh để răn đe các hành vi này.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục phản ánh sự việc này!

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024
Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

Hoàng Nam

15:38 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm