Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bão CONSON rất phức tạp, cường độ và quỹ đạo thay đổi nhiều

Thái Hải

Thứ tư, 08/09/2021 - 11:21

(Thanh tra ) - Dự báo mới nhất của Việt Nam và thế giới đều cho thấy quỹ đạo và cường độ của bão CONSON sẽ còn rất phức tạp. Dự báo về cường độ và quỹ đạo của bão CONSON sau khi đi qua Philippines còn thay đổi nhiều. Đó là nhận định của ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn (KTTV) Quốc gia về tình hình cơn bão CONSON vào sáng 8/9.

Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn nhận định bão CONSON rất phức tạp, cường độ và quỹ đạo thay đổi nhiều. Ảnh: TH

 PV: Xin ông cho biết về khả năng diễn biến của cơn bão CONSON đến thời điểm hiện nay?

+ Ông Hoàng Phúc Lâm: Lúc 8h sáng ngày 8/9, bão CONSON đang ở ngay trên khu vực  miền Trung Philippines, cường độ cấp 8-9. Ngoài ra có 1 cơn bão khác, tên quốc tế là Chanthu ở khoảng 16-132,5 độ kinh Đông, cường độ cấp 13-14, cách bão CONSON khoảng 1.100km về phía Đông.

Các phương án tính toán dự báo mới nhất của Việt Nam và thế giới đều cho thấy quỹ đạo và cường độ của bão CONSON sẽ còn rất phức tạp. Dự báo về cường độ và quỹ đạo của bão CONSON sau khi đi qua Philippines còn thay đổi nhiều.

PV: Theo nhận định của Trung tâm thì cơn bão sẽ có những khả năng thế nào?

+ Ông Hoàng Phúc Lâm: Tại thời điểm hiện tại, khả năng cao nhất sẽ là bão CONSON sau khi suy yếu khi đi qua Philippines, vào Biển Đông sẽ được tổ chức lại, mạnh dần lên và di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15-20km/h. Bão CONSON có khả năng mạnh nhất khi tới khu vực quần đảo Hoàng Sa, dự báo có thể đạt tới cấp 11, giật cấp 13.

Ngoài ra, vẫn còn khả năng bão CONSON suy yếu và đi lên phía Trung Quốc và cũng có những dự báo cho bão đi chúc xuống phía Nam; có phương án cho bão vào vịnh Bắc Bộ và suy yếu.

Như vậy, tại thời điểm hiện tại, các dự báo cho bão CONSON còn rất phân tán. Nguyên nhân chính là do bão đang ở trên vùng đảo và đất liền của Philippines, tương tác với đất liền, các cụm đảo và cả bão Chanthu bên ngoài khiến bão CONSON còn rất khó lường.

PV: Theo ông, những nguy cơ do cơn bão này cần chú ý đề phòng là gì (cả trên biển, ven biển, đất liền)?

+ Ông Hoàng Phúc Lâm: Với phương án có khả năng xảy ra cao nhất cho quỹ đạo và cường độ bão CONSON,nhiều khả năng trong đêm 8/9, sau khi đi qua Philippines, sẽ đi vào Biển Đông trở thành cơn bão số 5 năm 2021. Bão CONSON có hướng di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ di chuyển trung bình 20km, ảnh hưởng trực tiếp, gây sóng to, gió lớn cho khu vực quần đảo Hoàng Sa trong ngày 10/9.

Hướng đi của cơn bão lúc 8h ngày 8/9. Ảnh: Trung tâm KTTV Quốc gia

Cường độ bão CONSON sẽ đạt mạnh nhất khoảng cấp 11 khi đi qua vùng biển quần đảo Hoàng Sa và trước khi tiến gần về đảo Hải Nam (Trung Quốc) sau đó có quá trình suy yếu dần. Chính vì thế, những nguy cơ và tác động lớn nhất của bão CONSON sẽ là gió rất mạnh trên toàn bộ vùng biển Bắc Biển Đông trong các ngày từ 9-11/9. Trong đó khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 11 trong khoảng ngày 10/9, toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên khu vực này cần phải được tránh trú an toàn.

Đối với khu vực đất liền, hiện chưa chịu ảnh hưởng của bão CONSON, nhưng khu vực Bắc và Trung Trung Bộ cần hết sức lưu ý về đợt mưa lớn trên diện rộng đang diễn ra và còn kéo dài tới hết ngày 9/9; sau đó mưa giảm và có thể tăng trở lại từ ngày chủ nhật, 12/9.

PV: Xin ông cho biết mùa mưa bão trong thời gian tới như nào?

+ Ông Hoàng Phúc Lâm: Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2021 trên Biển Đông đã xuất hiện 4 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), chúng ta đang chuẩn bị đón bão số 5. Trong đó bão số 2, bão số 3 và 1 ATNĐ trong tháng 7 đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Dự báo xa hơn, sau cơn bão số 5, chúng tôi dự báo từ nay cho tới hết năm 2021, trên khu vực Biển Đông còn có khả năng xuất hiện khoảng 6-8 cơn bão/ATNĐ, và khoảng còn khoảng từ  2-4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

Về diễn biến mưa lũ giai đoạn tháng 10-11 và nửa đầu tháng 12/2020 là quãng thời gian xảy ra mưa lớn dồn dập ở khu vực miền Trung, với các đợt mưa lớn kéo dài cộng thêm nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét và sạt lở đất ở mức cao, trọng tâm là các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024
Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

Hoàng Nam

15:38 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm