Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ban Mai
Thứ ba, 15/02/2022 - 06:36
(Thanh tra)- Theo báo cáo của nhiều địa phương, trong tháng 1/2022, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) đều tăng so với cùng kỳ năm 2021.
Tình hình sản xuất kinh doanh cải thiện giúp nguồn thu ngân sách Nhà nước tháng đầu năm gia tăng. Ảnh: BCT
Theo UBND TP Hồ Chí Minh, tổng thu cân đối NSNN trên toàn địa bàn tháng 1/2022 được 47.882 tỷ đồng, đạt 12,4% dự toán và tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Các khoản thu ngân sách trong tháng gồm: Thu nội địa 36.582 tỷ đồng, đạt 14,1% dự toán, chiếm 76,4% tổng thu cân đối và tăng 25,5% (so với cùng kỳ); thu từ dầu thô 1.300 tỷ đồng, đạt 12,4% dự toán, chiếm 2,7% tổng thu cân đối và tăng 78,1%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu được 10.000 tỷ đồng, đạt 8,6% dự toán, chiếm 20,9% tổng thu cân đối và giảm 1,8%.
Đáng chú ý, các khoản thu nội địa từ hoạt động kinh tế đều rất khả quan. Trong đó, thu từ doanh nghiệp nhà nước ước thực hiện 2.601 tỷ đồng, đạt 9,9% dự toán, chiếm 5,4% tổng thu và tăng 18,9%; thu từ khu vực ngoài Nhà nước ước thực hiện 10.780 tỷ đồng, đạt 16% dự toán, chiếm 22,5% tổng thu và tăng 6,1%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước thực hiện 8.548 tỷ đồng, đạt 16% dự toán, chiếm 17,9% tổng thu và tăng 6,1%.
Nguyên nhân nguồn thu NSNN tháng đầu năm của TP. Hồ Chí Minh tăng so với cùng kỳ được nhìn nhận chủ yếu là do tình hình sản xuất kinh doanh được cải thiện. Trong khi đó, tổng thu cân đối ngân sách địa phương thực hiện được 13.338 tỷ đồng, đạt 7,9% dự toán, chiếm 27,9% tổng thu cân đối NSNN và tăng 85,2%.
Dự toán tổng thu cân đối NSNN của TP. Hồ Chí Minh trong năm 2022 là 386.568 tỷ đồng, tăng 5,9% so dự toán năm 2021.
Còn theo thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An, trong tháng 1/2022, các ngành kinh tế đều có chỉ số tăng trưởng, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2022 ước tăng 8,66% so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước tăng 39,79%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tăng 40,32%; tổng kim ngạch xuất khẩu ước tăng 4%; doanh thu vận tải ước tăng 10,23% so với cùng kỳ năm 2021.
Đặc biệt, thu NSNN ước thực hiện 1.660 tỷ đồng, đạt 11,1% dự toán cả năm; trong đó, thu nội địa ước thực hiện 1.500 tỷ đồng, đạt 11% dự toán và bằng 93,4%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước thực hiện 160 tỷ đồng, đạt 12,3% dự toán và bằng 146,1% so với cùng kỳ năm 2021. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 1.711,1 tỷ đồng.
Đến nay, toàn tỉnh đã cấp mới cho 7 dự án, điều chỉnh 10 lượt dự án; tổng số vốn cấp mới và tăng thêm 9.791,86 tỷ đồng. Trong đó, điều chỉnh cho dự án của Goertek tăng thêm 400 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư lên 500 triệu USD, hiện là dự án FDI có quy mô vốn đầu tư lớn nhất trên địa bàn tỉnh.
Báo cáo của Cục Thuế Quảng Bình cho thấy, thu NSNN do đơn vị quản lý trong tháng 1 năm 2022 được 340,3 tỷ đồng, đạt 7,1% dự toán Trung ương.
Trong đó, so với dự toán năm, có 7/16 khoản thu đạt tiến độ dự toán là thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thu từ công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh; thuế thu nhập cá nhân; thu lệ phí trước bạ…
Đối với Cục Thuế Đồng Nai, tháng đầu năm nay, đơn vị thu NSNN được 3.328 tỷ đồng, đạt 9% dự toán và bằng 37% so với cùng kỳ năm 2021.
Thu từ khối các doanh nghiệp nhà nước Trung ương được 212,7 tỷ đồng, đạt 11% dự toán; thu từ doanh nghiệp Nhà nước địa phương được 225 tỷ đồng, đạt 10% dự toán; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được 1.126,1 tỷ đồng, đạt 8% dự toán và thu từ khối doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh được 572,4 tỷ đồng, đạt 10% dự toán; thu thuế thu nhập cá nhân được 621,5 tỷ đồng, đạt 10% dự toán…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những bước tiến vượt bậc trên hành trình số hóa và chuyển đổi số toàn diện trong công tác quản lý thuế với mục tiêu “Lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ”; Ứng dụng thuế điện tử (eTax Mobile) của Tổng cục Thuế đề cử lựa chọn cho hạng mục “Ứng dụng Chuyển đổi số ấn tượng của năm”.
(Thanh tra) - Sắm Tết từ sớm đang là xu hướng, lựa chọn phổ biến, bởi tâm lý chung nếu đợi đến quá cận Tết, lượng hàng hóa có thể sẽ khan hiếm và vật giá leo thang là điều khó tránh khỏi. Vào thời điểm lương, thưởng chưa sẵn sàng, tài chính có phần còn “eo hẹp”, thẻ tín dụng trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp nhiều người giải bài toán: Tết đủ đầy nhưng hợp lý hóa chi tiêu.
PV
Trần Quý
Trần Quý
Trần Hậu Quý
PV
Thái Hải
Trung Hà
Hải Hiếu
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Chính Bình
Lê Hữu Chính
Trung Hà
Chính Bình