Theo dõi Báo Thanh tra trên
Xuân Cảnh
Thứ năm, 15/12/2022 - 22:19
(Thanh tra) - Ngày 15/12, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo "Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhanh và bền vững".
Bộ trưởng BộKhoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cùng Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn tham quan sản phẩm trưng bày tại hội thảo. Ảnh: XC
Hội thảo nhằm đề xuất các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL nhanh và bền vững.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh, vùng ĐBSCL là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất nước. Đồng thời cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới.
Hàng năm, vùng đóng góp hơn 20% GDP, giữ vai trò số một của quốc gia trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Với thế mạnh chủ yếu là sản xuất và chế biến thực phẩm, vùng ĐBSCL đã trở thành trung tâm công nghiệp thứ 3 của cả nước. Đây cũng là nơi có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển du lịch.
Nhìn tổng thể, kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao nhưng chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào thiên nhiên, chưa có sự chuyên môn hóa, ít sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp và thiếu tính bền vững.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực và đưa các ứng dụng khoa học và công nghệ vào giải quyết các vấn đề thực tiễn còn nhiều hạn chế.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, để vùng ĐBSCL phát triển xứng tầm và theo kịp với các khu vực khác cần đẩy mạnh lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây được xem là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Vùng cần đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của vùng.
Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa công tác hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, tìm kiếm, lựa chọn, tiếp nhận công nghệ; thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp, viện, trường theo hướng đặt hàng, chuyển giao công nghệ; cơ cấu lại các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, tạo giá trị gia tăng cao, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn cung hàng hóa khoa học và công nghệ trên thị trường…
Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn cho rằng, cần khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư cho khoa học và công nghệ, tăng cường chuỗi liên kết. Sự liên kết 6 nhà gồm: “Nhà nông - Nhà nước - nhà đầu tư - nhà băng - nhà khoa học - nhà phân phối”. Trong đó, vai trò của doanh nghiệp phải được khẳng định trong ứng dụng các kết quả nghiên cứu, các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng giá trị thương mại của sản phẩm.
Bên cạnh đó, các tỉnh, thành nên tập trung đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tại Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để làm động lực cho tăng trưởng với tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới.
Cũng tại hội thảo, các đại biểu, nhà nghiên cứu đã trình bày, đề xuất nhiều giải pháp trong từng lĩnh vực như: Ứng dụng và định hướng tiến bộ khoa học, công nghệ và chuyển đổi số phát triển nghề nuôi cá tra; ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển giống cây ăn quả chủ lực; ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong phát triển lúa gạo chất lượng cao; ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý môi trường và phòng trị bệnh trên tôm…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 11/12/2024, đại diện Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, sự kiện 5G Day sẽ diễn ra vào ngày 17/12/2024 tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, và hàng nghìn khách mời quan tâm.
TC
16:39 11/12/2024(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Nam Dũng
12:43 11/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà