Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thiếu điện nên tăng giá điện

Chủ nhật, 16/01/2011 - 23:29

Trong bối cảnh cung ứng điện năm 2011 dự báo cực kỳ khó khăn, lượng điện thiếu hụt có thể lên tới 3 tỉ kWh, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đưa ra giải pháp tăng giá điện.

Năm 2011, EVN dự báo sẽ thiếu đến 3 tỉ kWh điện - Ảnh: D.Đ.Minh

Thiếu điện

Thông báo tại buổi tổng kết hoạt động năm 2010 hôm 10.1, ông Đào Văn Hưng - Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) EVN - cho biết: Năm qua, EVN đã lỗ tổng cộng khoảng 8.000 tỉ đồng do phải huy động nguồn điện chạy dầu, chạy khí giá cao để bù đắp cho sản lượng điện bị thiếu hụt trong mùa khô của thủy điện. Theo người đứng đầu EVN, ngoài khoản lỗ này, EVN còn phải gánh thêm khoảng 10.000 tỉ đồng các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính do tỷ giá VND/USD thay đổi.

Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý theo báo cáo tổng kết của EVN, lĩnh vực đầu tư tay trái là viễn thông điện lực năm qua chỉ đạt doanh thu bằng 61% kế hoạch với 2.885 tỉ đồng (hụt mất 1.844 tỉ đồng).

Tổng giám đốc Tổng công ty điện lực miền Bắc Nguyễn Phúc Vinh cho biết, hiện 10 tỉnh phía Bắc đang dùng điện nhập từ Trung Quốc với giá mua 5,3 cent/kWh (cộng 10% thuế  nhập khẩu và phí truyền tải phân phối khoảng 1.400 đồng/kWh), nhưng chỉ thu được giá bán 760 đồng/kWh, nên đang lỗ rất nặng. Theo ông Vinh, EVN cần hơn 12.000 tỉ đồng tiền dầu chạy các nhà máy nhiệt điện mới giảm được thiếu hụt điện, riêng 6 tháng đầu năm nay cần khoảng hơn 5.400 tỉ đồng. Nhưng số tiền này không biết lấy ở đâu ra, các ngân hàng không muốn cho vay vì khoản đầu tư này khó thu lợi nhuận, chưa kể còn gây lỗ.

Chốt lại vấn đề, ông Vinh cho rằng cơ chế giá điện quá thấp đang ảnh hưởng tài chính của các công ty điện, và giải pháp để hạn chế tình trạng thiếu điện là điều chỉnh cơ chế giá, tăng giá bán điện theo thị trường.

Bên cạnh đó, EVN cũng “thúc giục” Bộ Công thương sớm thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường và trình Chính phủ phê duyệt Cơ chế giá điện theo thị trường và Đề án giá điện năm 2011. Đồng thời EVN cũng xin thêm nhiều ưu đãi như đề nghị Chính phủ bảo lãnh cho EVN phát hành 1 tỉ USD trái phiếu quốc tế, Quỹ bảo hiểm xã hội cho EVN vay 15.000 tỉ đồng…

Giá điện nên tăng bao nhiêu?

 
Năm 2010 sản lượng điện thiếu hụt 1 tỉ kWh, EVN đã phải cắt điện triền miên và thông báo lỗ hàng nghìn tỉ đồng do huy động nguồn điện giá cao. Với sản lượng điện dự kiến thiếu hụt tới 3 tỉ kWh trong năm 2011, mức tăng giá điện của năm 2011 phải là bao nhiêu để “bù lỗ” cho EVN đủ khả năng mua điện nước ngoài, huy động điện giá cao, giải tỏa khó khăn về điện; mặt khác vừa với sức chịu đựng của nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân?

EVN bán điện giá cao hơn phê duyệt

Theo báo cáo của EVN, giá bán điện bình quân của tập đoàn này năm 2010 đạt 1.060,63 đồng/kWh, cao hơn 2,93 đồng/kWh so với phê duyệt Đề án giá điện năm 2010 của Bộ Công thương. Nhiều đơn vị còn có giá bán bình quân cao hơn như Tổng công ty Điện lực TP.HCM 1.289,4 đồng/kWh; Điện lực Hà Nội 1.182,3 đồng/kWh. Tính chung, tổng doanh thu bán điện năm 2010 của EVN đạt 90.877 tỉ đồng, tăng 21,5% so với năm 2009.
 

Tháng 7.2010, đại diện cho ngành điện, Hiệp hội Năng lượng VN từng đề xuất xóa bỏ giá bán điện theo bậc thang, với các hộ sử dụng điện có mức sống trung bình trở lên, áp dụng khung giá 7-8 cent/kWh (tức khoảng 1.400 - 1.500 đồng/kWh tăng thêm gần 50% so với mức giá hiện hành khoảng 5,3 cent/kWh). Theo hiệp hội này, nếu điện chỉ tăng lên thành 1.100 đồng hay 1.200 đồng/kWh sẽ không giải quyết được nhiều vấn đề thiếu vốn cho đầu tư của ngành điện. Tuy nhiên, đề nghị này không nhận được sự đồng thuận của cơ quan có trách nhiệm tính toán giá điện là Cục Điều tiết điện lực cũng như người dân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Còn theo EVN, vẫn có thể điều tiết cung ứng điện bằng cách cắt giảm sản lượng điện cho hai ngành tiêu hao, lãng phí rất nhiều điện là thép, xi măng (chiếm khoảng 10% tổng tiêu thụ điện). Cụ thể, nếu cắt giảm 30% điện cho thép, xi măng, sẽ bớt phải dùng 5.400 tỉ đồng mua dầu chạy nhiệt điện cho mùa khô 2011.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội thép VN cho rằng giải quyết thiếu điện bằng cách cắt giảm điện cho sản xuất của một vài ngành nào đó là không hợp lý. Việc tiết giảm điện phải tính kỹ, chẳng hạn vẫn đang tồn tại nhiều làng nghề sản xuất sắt thép, tiêu hao tới 700 - 800 kWh/tấn thành phẩm (trung bình chỉ cần 400 - 500 kWh/tấn). Cũng theo ông Nghi, với nhiều ngành sản xuất mà chi phí điện chiếm tới 30 -40% tổng chi phí, nếu tỷ lệ tăng giá điện quá cao sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp.

Dù hứa với EVN sẽ xem xét việc tăng giá điện, song theo Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, lỗi của ngành điện là chưa có giải pháp phát triển lưới điện, đầu tư các công trình nguồn điện hiệu quả cũng như vận động các đơn vị tiết kiệm điện.

Tháng 3.2010, giá điện được điều chỉnh tăng 6,8%, mức tăng này được đánh giá là “vừa vặn” không gây tác động nhiều tới lạm phát. Theo một chuyên gia trong ngành, “EVN kêu lỗ nặng nề do phải huy động nguồn điện chạy dầu giá cao, nhưng khoản đầu tư tay trái là viễn thông chỉ mang lại hiệu quả quá khiêm tốn, đáng lẽ cần tiết giảm để tăng vốn đầu tư vào nguồn điện lại chưa được tập đoàn này tính đến. Tăng giá bán điện không phải là giải pháp tối ưu cho vấn đề thiếu điện”. Bởi thế, theo ông này, cơ quan thẩm định là liên Bộ Tài chính, Công thương cần tính toán mức tăng hợp lý và vừa với sức chịu đựng của nền kinh tế.           

(TPO)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024
VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa mới tiên phong triển khai tính năng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản (Pay by Account). Đây là tính năng được phát triển bởi VPBank và Tổ chức phát hành Mastercard, đón đầu xu hướng thanh toán “một chạm” mới nhất đang được triển khai rộng rãi tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh…

TC

08:25 12/12/2024

Tin mới nhất